Phân loại hồ chứa:

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá và đặc sản nước ngọt (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản) – phần 1 (Trang 30 - 32)

1. Nuôi cá hồ chứa nước nhân tạo (hồ nhân tạo) Đặc điểm hồ chứa

1.1.3. Phân loại hồ chứa:

1.1.3.1. Phân loại theo mục đích sử dụng: hồ chứa thường được xây dựng dựa trên nhiều mục đích sử dụng trong đó có mục đích chính và mục chích kết hợp.

- Mục đích thuỷ điện để chạy tuốc bin phát điện. Hồ thuỷ điẹn thường tháo nước quanh năm, tuy nhiên về mùa khô số giờ tháo nước bị khống chế. Những hồ thuỷ

31

điện lớn ở Việt Nam hiện nay: Hoà Bình, Thác Bà, Đa Nhim, Trị An, sônh Hinh, Yali...

- Hồ có mục đích tưới tiêu và hạn chế lũ, hầu hết các hồ hiện nay đều có mục đích này. ngoài việc tưới nước hồ này còn có tác dụng tích nước vào mùa mưa để hạn chế lũ ở hậ lưu. VD hồ Hoà Bình tích nước sông Hồng làm mực nước sông ở Hà Nội giảm 1m. Tuy nhiên do đặc điểm tưới nước vào mùa khô nên các hồ này vào mùa khô nước rất cạn ảnh hưởng tới khu hệ cá trong hồ.

- Mục đich phục vụ sinh hoạt: hồ này thường nằm gần thành phố, thị xã, hồ này có chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài mục đích cấp nước sinh hoạt các hồ chưa này còn phục vụ các mcụ đích khác nhe thuỷ điện, thủ lợi và ngày cả nuôi cá. Tuy nhiên nuôi cá những hồ này đảm bảo không bị ô nhiễm nguồn nước. VD hồ Hoà Bình cung cấp nước cho thị xã Hoà Bình, hồ Trị An, Dầu Tiếng cung cấp nước choTP Hồ Chí Minh...

- Mục đích khác: Ngoài các mục đích chủ yếu như trên hồ cứa còn mang các mục đích khac như: Giao thông đường thuỷ, du lịch, cải tạo môi trường, mục đích NTTS chỉ là mục đích phụ

1.1.3.2. Phân loại theo nguồn gốc:

- Hồ đắp đạp ngăn các eo núi, ruộng bậc thang là các loại hồ chứa cỡ nhỏ, phân bố khá nhiều ở vùng núi và Trung du.

- Hồ ngăn suối giữ nước tưới cho nông nghiệp, phát triển nghề cá, thuỷ điện nhỏ diện tích khoảng 100- 1.000ha

- Loại hồ ngăn các sông nhỏ, có suối lớn diện tích khoảng 1.000- 10.000ha - Loại hồ đắp trên các lớn làm nhiện cụ chống lũ và thuỷ điện có diện tích khoảng 10.000- 100.000ha hồ Thác Bà sông Chảy, Hoà Bình sông Đà, Trị An sông Đồng Nai

Ngoài ra còn có loại hồ chắn những sông rất lớn có diện tích > 100.000ha, không có ở Việt Nam

1.1.3.3. Phân bố theo địa lý:

- Vùng trung du miền núi phía Bắc: 13 tỉnh số lượng hồ 1.705 chiếm 69% có diện tích tổng cộng khoảng 65.629ha chiếm 35,8%. Có hai hồ lớn là Thác bà (Yên Bái) 23.500, Hoà Bình (Hoà Bình, Sơn La) 19.800ha các hồ lớn hơn 1000ha có Cấm Sơn- Bắc Giang, Núi Cốc- Thái Nguyên, Đồng Mô- Hà Tây 1250ha.

- Duyên hải Bắc trung bộ Từ Thanh Hoá đến Huế. Số lượng hồ 151 với diện tích tổng cộng khoảng 20.884ha chiếm 11,4%. Có các hồ lớn hơn 1000ha có Đầm Mực, Yên Mỹ- Thanh hoá, Sông Rác- Hà Tĩnh.

- Duyên hải Nam trung bộ: từ Đà Nẵng tới Bình Thuận Số lượng hồ 227 với diện tích tổng cộng khoảng 11.289ha chiếm 6,1%. Có 1 hồ lớn hơn 1000ha đó là hồ Phú Ninh (Quảng Nam)3.200ha.

- Vùng tây nguyên; gồm ... Số lượng hồ 287 chiếm với diện tích tổng cộng khoảng 12.671ha chiếm 6,9%. Có 1 hồ lớn hơn 1000ha đó là hồ Ayun hạ (Gia Lai) 3.700ha.

32

- Vùng Đông nam bộ: Đồng nai, Tây Ninh, Sông bé, Bà rịa Số lượng hồ 100 chiếm với diện tích tổng cộng khoảng 73.105ha chiếm 39,8%. Có 2 hồ lớn hơn 10.000ha đó là hồ Trị an (Đồng Nai) 32.400ha, Dầu tiếng (Tây Ninh Và Sông Bé) 27.000ha, ngoài ra có hồ Thác Mơ (Sông Bé) 7.250ha.

1.1.3.4. Căn cứ vào độ lớn: 4 loại. <1.000ha, 1.000.-10.000, 10.000 - 100.000, và hồ > 100.000ha (không có loại 4 ở Việt Nam).

- Hồ cứa có diện tích < 100ha chiếm 94,5% số lượng nhưng chỉ chiếm 11,92% về diện tích, nhưng đây chính là diện tích có ý nghĩa lớn với nghề nuôi thủy sản. Ngược lại các hồ > 100ha chiếm 5,5% số lượng nhưng chiếm 88,08% diện tích các hồ này cho năng suất thấp.

- Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng, cơ sở thức ăn, khả năng sản xuất của vùng nước: hồ dinh dưỡng giàu, hồ dinh dưỡng trung bình, hồ dinh dưỡng nghèo

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá và đặc sản nước ngọt (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản) – phần 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)