1. Nuôi cá hồ chứa nước nhân tạo (hồ nhân tạo) Đặc điểm hồ chứa
1.2. Các hình thức nuôi cá hồ chứa
1.2.1. Đặc điểm nuôi cá hồ chứa
- Tận dụng triệt để thức ăn tự nhiên (sinh vật phù du, sinh vật đáy, mùn bã…) bằng cách sử dụng các loài cá tận dụng tốt cơ sở thức ăn hồ chứa
- Tạo sản phẩm hàng hóa: toàn bộ sản phẩm trong nuôi cá hồ chứa có giá trị kinh tế cao sẽ tạo nguồn sản phẩm hàng hóa, ngoài ra có thể tận dụng các hình thức nuôi tích cực trong hồ chứa như: nuôi eo ngách, nuôi lồng bè.
- Thả giống phù hợp, kết hợp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
1.2.2. Hình thức nuôi cá hồ chứa
- Đối với hồ cỡ nhỏ (dưới 100ha):
+ áp dụng nuôi tinh với các hồ chứa dầu dinh dưỡng, đảm bảo nguồn thức ăn, phân bón
+ Với hồ nghèo dinh dưỡng: không có diều kiên nuôi thâm canh áp dụng quảng canh (nuôi thô), tận dụng cơ sở thức ăn tự nhiên là chủ yếu.
- Hồ cỡ vừa (100- 1000ha): thả giống phù hợp với cơ sở thức ăn tự nhiên, áp dụng nuôi tinh trong eo ngách, lồng bè.
- Hồ cỡ lớn (1000- 10000ha): chủ yếu là nuôi thô và khai thức hợp lý nguồn lợi cá tự nhiên, cũng có thể áp dụng nuôi tinh trong eo ngách nhỏ, lồng bè.
- Hồ rất lớn (trên 10000ha): hồ quá lớn điều kiện tự nhiên phức tạp không thể áp dụng nuôi thô mà chủ yếu là khai thác nguồn lợi cá tự nhiên. tuy nhiên với những hồ chứa có khả năng chăm sóc bảo vệ tốt, có thể áp dụng nuôi thô, nuôi tinh trong eo ngách, lồng bè.
Tóm lại: trong nuôi cá hồ chứa có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức nuôi cá đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Nuôi tinh: hồ nhà, thức ăn tự nhiên phong phú, có khả năng giải quyết thức ăn, con giống tốt, có nhu cầu sản phẩm lớn.
- Nuôi thô: Hồ có điều kiện tự nhiên bình thường hoặc không thuận lợi chỉ nên thả giống theo khả năng và cơ sở thức ăn tự nhiên cho phép, tổ chức quản lý và khai thác.
33
- Bảo vệ và khai thác nguồn lợi cá tự nhiên (hồ cỡ lớn, địa hình phức tạp, tác động của con người hạn chế về vốn, quản lý và thu sản phẩm).
- Nuôi eo ngách và nuôi lồng bè.