Cải tạo khu hệ cá tự nhiên

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá và đặc sản nước ngọt (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản) – phần 1 (Trang 36)

1. Nuôi cá hồ chứa nước nhân tạo (hồ nhân tạo) Đặc điểm hồ chứa

1.3.4. Cải tạo khu hệ cá tự nhiên

Cải tạo khu hệ cá tự nhiên là một biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra trong hồ chứa, một khu hệ cá có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao sản lượng cá thu hoạch toàn hồ. Nội dung cải tạo khu hệ cá tự nhiên bao gồm thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển các loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế và xử lỹ cá tạp, cá dữ (xử lý cá tạp và cá dữ là nội dung chính).

+ Về thành phần cá dữ, cá tạp cần quan tâm sử lý: Cá dữ: Cá quả, cá ngão, ở hồ lớn còn thêm cá nheo, nhồng măng, chiên, lăng. Về cá tạp, đáng chủ ý là cá mương, cá dầm là 2 đối tượng cạnh tranh ghê gớm về thức ăn với cá nuôi.

+ Việc sử lý cá tạp cá dữ ở mặt nước lớn không đơn giản như ở ao (có điều kiện tháo sạch nước, tẩy triệt để, lọc nước...) Tuỳ mỗi hồ thực hiện biện pháp và mức độ xử lý khác nhau: Tiêu diệt, đánh bắt triệt để, đánh bắt tích cực, khống chế mức độ phát triển...

+ Dù thực hiện ở mức độ nào, biện pháp gì thì việc xử lý cá dữ cá tạp hợp lý cần dựa trên những căn cứ khoa học chủ yếu sau: Tính ăn cá dữ cá tạp trong từng hồ, từng thời gian, từng cỡ cá cụ thể. Đặc điểm phân bố, sinh trưởng, sinh sản, mức độ phản ứng với dụng cụ khai thác và qui luật phát triển của cá dữ, cá tạp. Giá trị kinh tế cũng như mức độ tác hại từng đối tượng cá dữ, cá tạp trong hồ. Diện tích hồ lớn nhỏ, điều kiện cần có và khả năng đánh bắt cá dữ cá tạp.

Dựa vào những căn cứ trên, ở một mặt nước cụ thể sẽ xác định mức độ xử lý hợp lý cho từng đối tượng cá dữ, cá tạp.

- Biện pháp thực hiện.

+ Đánh bắt tích cực hoặc khống chế số lượng cá dữ ở mức độ tối thiếu trước khi hồ ngập nước. Đây là biện pháp cần được chú ý nhất vì đạt hiêụ qủa lớn.

+ Tổ chức đánh bắt có tính tiêu diệt hay tích cực trước mùa vụ thả giống vào hồ.

+ Tổ chức đánh bắt thường xuyên bằng ngư cụ chuyên dùng hoặc đánh bắt kết hợp với quá trình khai thác cá nuôi.

+ Khi thả giống, tránh thả lẫn cá tạp, cá dữ và cố gắng nâng cao dần cỡ cá giống thả.

+ Duy trì cá dữ trong hồ với tỉ lệ khống chế có tác dụng hạn chế cá tạp phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun nuôi cá và đặc sản nước ngọt (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản) – phần 1 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)