2. Nuôi cá đầm hồ tự nhiên 1 Đặc điểm đầm hồ tự nhiên
2.1.3. Đặc điểm thuỷ lí, hoá vùng nước tự nhiên
* Đầm hồ tự nhiên
Nhìn chung có đặc điểm giống hồ chứa, tuy nhiên có một số điểm khác cần chú ý sau: - Nhiệt độ nước biến động theo mùa rõ hơn so với hồ chứa và sự chênh lệch nhiệt độ nước tằng mặt so với tầng đáy không lớn.
- Độ trong có sự thay đổi theo mùa mưa, khô. Tuy nhiên ở đầm hồ tự nhiên có độ trong: 30 - 150 cm, cao hơn so với hồ chứa theo mùa tương ứng.
39
- Chỉ số pH đa số ở mức pH = 7 - 8 cao hơn so với hồ chứa. - Ôxy tự do dao động 6 - 8 mg/ l cao hơn so hồchứa (bảng 19)
Bảng 17.03.01: Một số yếu tố thuỷ lý, hoá học ở các hồ khu V và Tây Nguyên
TT Các yếu tố Giá trị
1 Nhiệt độ nước (oC) 20 – 35
2 Độ trong (cm) 7 – 100
3 Mầu sắc Lục đen, lục lam
4 Độ pH 6,5 - 7,5 5 Hàm lượng O2 (mg/l) 2,6 - 10,8 6 Hàm lượng CO2 (mg/l) 1,3 - 21,1 7 Độ oxy hoá (mg/l) 0,5 - 20,4 8 Độ kiềm 0,1 - 0,1 9 Độ cứng (độ Đức) 1,4 - 5,31 10 Hàm lượng NH4+ (mg/l) 0,09 - 1,0 11 Hàm lượng PO4--- (mg/l) 0,05 - 0,74 12 Hàm lượng SiO2 (mg/l) 0,41 - 1,6 13 Hàm lượng sắt (mg/l) 0,3 - 1,7 * Sông
Có những đặc điêm thuỷ lý, hoá học chủ yếu sau.
- Nhiệt độ nước biến đổi theo mùa, theo ngày đêm, theo tầng nước không lớn (tương đối ổn định), dao động từ 15 - 30oC.
- Hàm lượng ôxy phong phú từ 6 - 12 mg/ l.
- Độ trong có sự thay đổi lớn theo mùa, mừa mưa lũ độ trong thấp (10 - 20cm), mùa khô cao hơn (30 - 80 cm). Nhìn chung sông có độ trong thấp hơn hồ chứa và hồ tự nhiên.
- Hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức độ thấp và có sự sai khác lớn giữa hạ lưu, trung lưu và thượng lưu hồ. Từ hạ lưu lên thượng lưu, hàm lượng chất dinh dưỡng giảm.
Đặc điểm thuỷ lý, hoá ở các dạng mặt nước tự nhiên là một trong những cơ sở sinh học nuôi cá quan trọng, cần được điều tra cụ thể ở từng hồ trước khi qui hoạch nuôi cá.