2. Nuôi cá đầm hồ tự nhiên 1 Đặc điểm đầm hồ tự nhiên
2.1.4. Cơ sở thức ăn tự nhiên ở các dạng mặt nước tự nhiên.
Giống như ở ao hồ chứa, cơ sở thức ăn tự nhiên ở đầm hồ tự nhiên, sông bao gồm các nhóm: Tảo, động vật phù du, động vật đáy, thực vật thuỷ ssinh thưởng đẳng, vi khuẩn và mùn bã hữu cơ. Dưới đây giới thiệu khái quát kết quả điều tra.
* Đầm hồ thiên nhiên
Cơ sở thức ăn có những đặc điểm khái quát sau:
- Đối với hồ chưa nuôi cá.
Trên mặt hồ, thực vật thuỷ sinh thượng đẳng phát triển mạnh. Trong tầng nước các loại rong rất phát triển. Các hồ cỡ nhỏ động vật đáy khá phát triển cả về thành phần và số lượng, thực, động vật phù du kém phát triển, mùn bã hữu cơ tích đọng lớn,
40
thực vật hoang dại phát triển. Các hồ lớn nước sâu, thực vật thuỷ sinh thượng đằng, động vật đáy kém phát triển, sinh vật phù du phát triển.
- Đối với những hồ đã nuôi cá.
Do tác dụng của cải tạo hồ và nuôi cá, thực vật hoang dại kém phát triển, thực vật phù du và động vật phù du phát triển mạnh cả về thành phần và số lượng. Biến động số lượng sinh vật phù du giữa các hồ lớn và phụ thuộc vào mức độ cải tạo và thả cá ở mỗi hồ.
Nhìn chung ở đáy hồ tự nhiên, mức độ dinh dưỡng và cơ sở thức ăn tự nhiên nghèo nàn hơn so với hồ chứa vừa và lớn. Chỉ một số hồ phân bố ở vùng đồng bằng, nơi tập trung dân cư có nguồn nước thải sinh hoạt chảy vào thuộc dạng hồ giầu dinh dưỡng và phong phú thức ăn nuôi cá.
* Sông
Do đặc điểm dòng chảy, nhìn chung cơ sở thức ăn tự nhiên của cáở sông nghèo nàn nhất so với hồ chứa và đầm hồ tự nhiên. Tuy nhiên thường ở hạ lưu các con sông do tiếp nhận một lượng lớn phù sa và vật chất dinh dưỡng khác nhau, do dòng chảy nhẹ nên là vùng giầu dinh dưỡng và sinh vật thức ăn cho cá . Vì thế, đây là nơi cá tập trung sinh trưởng và vỗ béo.
Điều kiện tự nhiên và môi trường các dạng mặt nước tự nhiên khác nhau không giống nhau, mỗi mặt nước sử dụng vào nuôi cá cần được điều tra đầy đủ, về các nội dung đã nêu. Kết quả điều tra thu được là cơ sở sinh học nuôi cá quan trọng cho mặt nước đó.