Nội dung và phƣơng pháp phân hạng

Một phần của tài liệu Bài giảng đánh giá đất đai trường đh lâm nghiệp (Trang 105 - 107)

4.3.4.1. Phương pháp và tiêu chuẩn xác định hạng

- Xác định yếu tố trội: là các yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến các yêu cầu sử dụng đất của các LUT, nó có ý nghĩa quyết định trong phân hạng và không thể thay đổi đƣợc.

Ví dụ: Loại đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, TPCG đất, khả năng tƣới đối với cây trồng cần tƣới.

Các yếu tố khác ngoài các trƣờng hợp trên có thể đƣợc gọi là các yếu tố bình thƣờng, ít ảnh hƣởng đến việc quyết định hạng.

- Tiêu chuẩn định hạng:

+ Nếu yếu tố trội có mức giới hạn cao nhất (yếu tố hạn chế lớn nhất) thì xếp hạng theo mức độ hạn chế đó.

+ Nếu có một yếu tố bình thƣờng ở mức giới hạn cao nhất thì trong khi tất cả các yếu tố trội và bình thƣờng khác ở mức độ giới hạn thấp hơn thì xếp hạng tăng lên một cấp.

Ví dụ: có một yếu tố bình thƣờng ở mức S3, còn tất cả các yếu tố khác ở mức S2 và S1 thì LUT đƣợc xếp lên hạng S2 (hoặc từ N lên S3, hoặc từ S2 lên S1).

+ Nếu có hai yếu tố bình thƣờng ở mức S3 nhƣng tất cả các yếu tố trội đều ở mức S1 thì LUT cũng đƣợc xếp lên hạng S2 (hoặc N1 lên S3, hoặc S2 lên S1).

+ Nếu có từ 3 yếu tố bình thƣờng trở lên đến ở mức giới hạn, tất cả các yếu tố trội đều ở mức S1 thì LUT đƣợc giữ nguyên hạng theo các yếu tố bình thƣờng.

4.3.4.2. Nội dung công tác phân hạng thích hợp đất đai ở Việt Nam

Từ các kết quả nghiên cứu và áp dụng phân hạng thích hợp đất đai của các chƣơng trình đánh giá đất ở các cấp của Việt Nam, có thể tóm tắt các nội dung công tác phân hạng thích hợp đất đai nhƣ sau:

1) Kiểm tra, xem xét các kết quả xác định đơn vị đất đai, các loại hình sử dụng đất đai và yêu cầu sử dụng đất đai của mỗi LUT. Phải trình bày đầy đủ và rõ ràng hai bảng về đặc tính, tính chất các đơn vị đất đai và yêu cầu sử dụng đất của các LUT.

2) Xác định quy luật yếu tố trội và yếu tố bình thƣờng sắp xếp theo thứ tự.

3) Tuần tự so sánh xác định mức độ thích hợp của từng loại hình sử dụng đất theo yếu tố và quyết định hạng theo quy định của tiêu chuẩn định hạng đã trình bày ở mục trên.

4) Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp của các LUT trong vùng nghiên cứu. Bảng tổng hợp này cũng sẽ là bảng chú dẫn bản đồ phân hạng thích hợp đất đai.

5) Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp theo các loại sử dụng đất đai.

6) Xem xét, kiểm tra trên thực địa và số liệu xử lý để chỉnh sửa và quyết định hạng chính thức.

- Diện tích, phân bố các phân hạng thích hợp của từng LUT - Mô tả tóm tắt đặc điểm chung của từng hạng đất

- Các giải pháp đƣợc áp dụng: Khả năng cải tạo để nâng hạng trong tƣơng lai 9) Kiểm tra nghiệm thu kết quả cuối cùng

Một phần của tài liệu Bài giảng đánh giá đất đai trường đh lâm nghiệp (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)