thịt như thế nào?
Dụng cụ cho ăn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
• Cứng, bền, vững, không bị lật đổ; • Dễ cọ rửa, vệ sinh, khử trùng;
• Thiết kế đúng về hình dáng, kính cỡ, phù hợp với lứa tuổi vịt, ngan; • Hạn chế vịt, ngan làm rơi vãi, bẩn thức ăn;
• Vịt, ngan dễ phát hiện, dễ tập ăn.
Các kiểu máng ăn:
Khay
Máng ăn Máng đổ tay Máng dài, tròn
Máng tự động Máng dài, tròn
Đảm bảo mật độ (số con/loại dụng cụ cho ăn) như bảng dưới đây:
Dụng cụ Vịt, ngan thịt
Khay ăn tròn, đường kính 35 cm 40 - 50 con/ khay cho 2 ngày tuổi đầu Máng ăn tròn đổ tay 0,95 cm/con giai đoạn úm1,6 cm/con giai đoạn sinh trưởng và kết thúc Máng ăn dài 0,95 cm/con giai đoạn úm1,6 cm/con giai đoạn sinh trưởng và kết thúc Máng ăn tròn tự động 1,2 cm/con giai đoạn úm2,5 cm/con giai đoạn sinh trưởng và kết thúc
-Máng ăn luôn treo, kê, đặt sao cho gờ miệng máng ngang lưng vịt, ngan; -Lượng thức ăn không quá 1/3 chiều cao vành máng;
-Thức ăn cho vào máng theo bữa và không tồn dư qua đêm;
-Tính chu vi máng tròn = đường kính máng x 3,14 (hoặc đo bằng thước dây).
Ví dụ: Đường kính vành máng của máng ăn tròn là 50 cm Chu vi vành máng sẽ là: 50 x 3,14 = 157 (cm)
Nếu dùng nuôi vịt thịt thì định mức là 1,6 cm/con Số vịt/ máng ăn này sẽ là: 157 : 1,6 = 98 (con)
Hình 15. Khay ăn và máng ăn cho vịt, ngan con
Hình 16. Một loại máng ăn đổ tay dùng cho vịt, ngan