Nhận biết và phòng, trị bệnh do E coli ở vịt, ngan như thế nào?

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 113 - 114)

VI SINH HỮU ÍCH TRONG CHĂN NUÔI VỊT, NGAN

108. Nhận biết và phòng, trị bệnh do E coli ở vịt, ngan như thế nào?

vịt, ngan như thế nào?

‹

‹ Đặc điểm chung:

• Bệnh do trực khuẩn gram âm Escherichia (E. coli) gây ra.

• Vi khuẩn thường có sẵn trong đường tiêu hóa của vật nuôi và được thải ra ngoài qua phân. Vi khuẩn đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 60 0C bị vô hoạt trong 30 phút và ở 70 0C là 2 phút. E. coli  tồn tại lâu trên nền chuồng, phân, đất và bụi nên bệnh thường xảy ra ở những nơi nuôi gia cầm có điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém.

• Bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp.

• Tất cả các loài gia cầm đều mắc bệnh. Mầm bệnh có thể lây nhiễm cho vịt, ngan con ngay từ cơ sở ấp nở qua trứng bẩn.

• Bệnh thường kế phát sau khi đường hô hấp và tiêu hóa bị tổn thương do các bệnh khác hoặc do bụi v.v...

‹

‹ Triệu chứng:

• Thể nguyên phát: Gây viêm rốn ở vịt, ngan con mới nở do nhiễm bệnh từ cơ sở ấp. Vịt, ngan con xù lông, bụng sưng, túi lòng đỏ không tiêu, rốn viêm, tiêu chảy phân trắng.

Ở vịt, ngan con dưới một tuần tuổi: Vịt ủ rũ, xù lông, gầy rạc nhanh, chân khô, rốn bị viêm, tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh. Vịt, ngan thường chết sau vài ngày phát bệnh.

• Thể nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng máu: Thường do vi khuẩn E. coli xâm nhập vào đường hô hấp và định vị ở túi khí, sau đó đi vào máu gây nhiễm trùng máu. Vịt, ngan ăn ít, xù lông, thở khó, tiêu chảy phân trắng xanh, sưng mí mắt, trước khi chết có triệu chứng thần kinh.

• Thể viêm ruột: Vịt, ngan tiêu chảy nhiều nước, phân trắng xanh, mắt sưng và đục, viêm khớp.

• Thể viêm mắt: Mắt sưng và đục, thường gây mù mắt.

Bệnh càng nặng khi nồng độ khí a-mô-ni-ac (NH3) trong chuồng cao và khi kết hợp với bệnh khác.

‹

‹ Bệnh tích:

• Màng bao tim bị viêm, có màu trắng như bã đậu.

• Gan sưng to, túi mật thường căng to; có thể có màng fibrin bao quanh gan. • Xoang bụng viêm, có thể viêm dính các cơ quan phủ tạng.

• Túi khí viêm trắng và có những điểm màu vàng. • Ruột viêm mỏng.

‹

‹ Phòng bệnh:

• Mua vịt, ngan giống từ đàn bố mẹ khỏe mạnh, từ trại và cơ sở ấp trứng thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học.

• Đảm bảo đệm lót chuồng có chất lượng tốt, tránh có bụi cứng, sắc dễ gây tổn thương đường hô hấp của vịt, ngan con.

• Đảm bảo dụng cụ chăn nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng định kỳ. • Bổ sung chế phẩm tăng sức đề kháng cho vịt, ngan vào những lúc thay đổi thời

tiết hoặc khi vịt, ngan bị stress.

‹

‹ Điều trị:

• Có thể dùng các kháng sinh sau: colistin, doxycycline, fosfomycine... kết hợp với bổ sung chất điện giải và vitamin. Liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

• Sau khi điều trị cần bổ sung men vi sinh để giúp vịt, ngan ổn định vi khuẩn đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa.

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 113 - 114)