Nhận biết và phòng, trị bệnh bại huyết ở vịt, ngan như thế nào?

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 109 - 111)

VI SINH HỮU ÍCH TRONG CHĂN NUÔI VỊT, NGAN

106. Nhận biết và phòng, trị bệnh bại huyết ở vịt, ngan như thế nào?

vịt, ngan như thế nào?

‹

‹ Đặc điểm chung:

• Bệnh bại huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính trên vịt, ngan, ngỗng, gà tây và nhiều loài gia cầm nuôi khác.

• Bệnh do trực khuẩn gram âm Riemerella anatipestifer (RA), không hình thành bào tử gây ra. Trong môi trường nước và ở nền chuồng, vi khuẩn có thể sống từ 13 - 27 ngày, vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường. • Lứa tuổi mắc bệnh:  Vịt, ngan mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Vịt, ngan con

1 - 8 tuần tuổi dễ bị bệnh nhất và thường chết nhanh trong 1 - 2 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ chết có thể rất cao (50 - 75%) nếu ghép với các bệnh khác.

• Thời gian ủ bệnh từ 2 - 5 ngày.

• Bệnh thường ghép với bệnh do E. coli, bệnh tụ huyết trùng.

‹

‹ Đường lây bệnh:

• Mầm bệnh lây nhiễm vào vịt, ngan theo 3 cách:

- Qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp (do bụi trong không khí nhiễm mầm bệnh); -Qua đường tiêu hóa (do thức ăn, nước uống

nhiễm mầm bệnh);

-Qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân.

‹

‹ Triệu chứng bệnh:

• Một số vịt, ngan chết đột ngột chưa biểu hiện triệu chứng.

• Thông thường, vịt, ngan bệnh biểu hiện triệu chứng như sau:

-Tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên);

-Ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở; -Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ; viêm khớp, -Mất thăng bằng, đi lại khó khăn, hai

chân duỗi ra như bơi.

Hình 48. Mắt và xoang mũi bị viêm, sưng phồng ở vịt bệnh bại huyết

© Hội KHK T Thú y Việt Nam/ L ê Văn Năm

‹

‹ Bệnh tích:

• Chủ yếu là sự tiết dịch có sợi huyết ở một số cơ quan nội tạng:

-Bao tim trắng đục lúc mới phát, ở giai đoạn sau, bao tim khô có nhiều sợi huyết; có xuất huyết lấm tấm.

-Gan bị viêm, bao phủ bởi một lớp màng trắng đục và không bám dính vào các cơ quan khác.

-Lách phì đại, hơi mất màu và bề mặt có dạng đá hoa cương.

• Ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin màu hồng hoặc đỏ nhạt. Ngoài ra, có thể gặp tình trạng viêm khớp có mủ trên vịt, ngan bệnh.

‹

‹ Phòng bệnh: Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học: • Thực hiện cách ly và kiểm soát tốt việc vào, ra nơi nuôi vịt, ngan; • Nuôi tách riêng vịt, ngan các lứa tuổi khác nhau;

• Thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh, khử trùng và để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi;

• Đảm bảo trong đệm lót chuồng và trên bãi thả vịt, ngan không có các vật sắc có thể làm xây sát chân vịt, ngan;

• Đảm bảo chuồng nuôi luôn khô, thoáng, sạch.

‹

‹ Điều trị:

• Có thể sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm với mầm bệnh gây bại huyết: ceptiofur, trimethoprim sulphonamid,... kết hợp với vitamin, liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

Hình 49. Bề mặt lách hình đá hoa cương (phải), gan viêm có lớp fibrin bao phủ (trái) ở vịt bị bệnh bại huyết

© Hội KHK T Thú y Việt Nam/ L ê Văn Năm

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 109 - 111)