Nhận biết và phòng, trị bệnh nấm phổi ở vịt, ngan như thế nào?

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 116 - 117)

VI SINH HỮU ÍCH TRONG CHĂN NUÔI VỊT, NGAN

110. Nhận biết và phòng, trị bệnh nấm phổi ở vịt, ngan như thế nào?

vịt, ngan như thế nào?

‹

‹ Đặc điểm chung:

• Bệnh nấm phổi ở vịt, ngan chủ yếu gây ra bởi nấm Aspergillus fumigatus, mucoracceae, flavus.

• Nấm và bào tử của nấm Aspergillus thường có trong bụi không khí, đất, phân, chất lót chuồng, thức ăn.

• Chuồng trại bẩn, nhiều bụi, kém thông thoáng, ẩm ướt là điều kiện thích hợp cho bào tử nấm phát triển mạnh và gây bệnh.

• Bệnh thường nặng ở vịt con dưới hai tuần tuổi (tỷ lệ chết có thể đến 50%), đôi khi cũng xảy ra trên vịt, ngan lớn và gây chết rải rác.

‹

‹ Đường lây bệnh:

• Các bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí của vịt qua không khí bị nhiễm bụi bẩn;

• Vịt, ngan con có thể bị nhiễm bào tử nấm từ cơ sở ấp nếu trứng ấp, máy ấp, máy nở, nơi ấp nở, đệm lót hộp đựng vịt, ngan con, phương tiện vận chuyển không được vệ sinh sạch sẽ;

• Vịt, ngan có thể bị nhiễm bào tử nấm từ đệm lót chuồng hoặc từ thức ăn nhiễm nấm.

Hình 52. Viêm u hạt (trái) và hạt nấm trong phổi (phải) ở vịt bị bệnh nấm phổi © Hội KHK T Thú y Việt Nam/ L ê Văn Năm

• Biểu hiện cấp tính ở vịt, ngan con: Vịt, ngan kém ăn, thở khó và nhanh, mũi khô, uống nước nhiều, tiêu chảy, chết đột ngột.

• Biểu hiện mạn tính ở vịt, ngan lớn: Vịt, ngan suy yếu dần, thở khó, thở nhanh, biếng ăn, khát nước dữ dội, tiêu chảy, phân màu hơi xanh dính bết vào lỗ huyệt, bại liệt.

‹

‹ Bệnh tích:

• Khí quản, túi khí có các ổ nấm như hạt tấm, hạt gạo màu trắng, vàng, rắn. • Phổi bị viêm u hạt, phù nề tích dịch.

‹

‹ Phòng bệnh:

• Mua vịt, ngan giống từ đàn bố mẹ khỏe mạnh, từ trại và cơ sở ấp trứng thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học.

• Giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ, không có bụi bám. • Giữ đệm lót chuồng luôn khô, sạch; đệm lót mới cần được phơi khô, khử trùng

trước khi sử dụng.

• Tuyệt đối không sử dụng thức ăn, nguyên liệu thức ăn, đệm lót chuồng đã bị nấm mốc cho vịt, ngan.

• Có thể sử dụng các chất hấp phụ độc tố nấm mốc trong thức ăn để phòng ngừa bệnh.

• Bổ sung vitamin A, vitamin C vào khẩu phần ăn cho vịt, ngan để tăng sức đề kháng lúc thời tiết bất lợi.

‹

‹ Điều trị:

• Có thể sử dụng thuốc nystatin, mycostatin; liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 116 - 117)