Nhận biết và phòng, trị bệnh tụ huyết trùng ở vịt, ngan như thế nào?

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 111 - 113)

VI SINH HỮU ÍCH TRONG CHĂN NUÔI VỊT, NGAN

107. Nhận biết và phòng, trị bệnh tụ huyết trùng ở vịt, ngan như thế nào?

trùng ở vịt, ngan như thế nào?

‹

‹ Đặc điểm chung:

• Bệnh tụ huyết trùng hay còn gọi là bệnh toi trên vịt, ngan là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gram âm Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi hóa chất khử trùng, nhưng có thể tồn tại thời gian dài trong đất. • Vi khuẩn gây bệnh cho cả gia cầm nuôi và hoang dã cũng như loài có vú. Do

đó, mầm bệnh rất có sẵn ngoài môi trường và dễ lây lan từ loài này sang loài khác. Vật nuôi bị bệnh mãn tính hoặc mang trùng là nguồn lây bệnh chủ yếu. • Bệnh thường xảy ra khi sức đề kháng của vật nuôi bị suy yếu do các yếu tố

ngoại cảnh tác động như thời tiết thay đổi lúc giao mùa, khi mưa ẩm kéo dài, khi bất ngờ thay đổi chế độ dinh dưỡng, thức ăn, nước uống, khi vận chuyển hoặc chuyển chuồng nuôi v.v...

‹

‹ Đường lây bệnh:

• Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh;

• Lây nhiễm qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh;

• Lây nhiễm qua tiếp xúc với các động vật khác mang mầm bệnh như chuột, chó, mèo, lợn v.v...

‹

‹ Triệu chứng: Bệnh thường biểu hiện ở 3 thể

• Thể quá cấp tính: Vịt, ngan bỗng nhiên giãy giụa, kêu to rồi chết rất nhanh (chết đột ngột), không biểu hiện triệu chứng.

• Thể cấp tính: Chảy nước mũi làm vịt, ngan khó thở. Vịt, ngan thường chết đột ngột về đêm, xác chết tụ máu tím bầm.

• Thể mạn tính: Thường gặp ở những vịt, ngan đã trải qua giai đoạn mắc bệnh thể cấp tính. Vịt, ngan chảy nước mũi, khó thở, gầy dần, sưng khớp, đi không vững.

‹

‹ Bệnh tích:

• Thể quá cấp và cấp tính: Bao tim chứa nhiều dịch thẩm xuất vàng đặc, viêm màng bao tim, xuất huyết điểm mỡ vành tim và cơ tim; túi khí hơi đục và dày lên ở một số điểm.

• Thể mãn tính: Màng bao tim, gan và túi khí dai, chắc và khó cắt. Có lớp bã đậu bao phủ toàn bộ mặt trên của phổi.

‹

‹ Phòng bệnh:

• Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học:

-Thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly với các loại gia súc, gia cầm khác.

-Kiểm soát chặt chẽ việc vào/ ra nơi nuôi vịt/ngan con người và phương tiện vận chuyển;

-Nuôi tách riêng vịt, ngan các lứa tuổi khác nhau;

-Thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh, khử trùng và để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi;

-Đảm bảo chuồng nuôi luôn khô, thoáng, sạch.

• Phòng bệnh bằng vắc-xin: Hiện có vắc-xin vô hoạt do Việt Nam sản xuất. • Bổ sung chế phẩm tăng sức đề kháng cho vịt, ngan vào những lúc thay đổi thời

tiết hoặc khi vịt, ngan bị stress.

‹

‹ Điều trị:

• Có thể dùng một trong các loại thuốc: oxytetracyclin, doxycyclin, lincomycin,... kết hợp với vitamin, liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hình 50. Viêm màng bao tim và xuất huyết điểm mỡ vành tim ở vịt mắc bệnh tụ huyết trùng © Trung tâm K huy ến nông Q uốc g ia/ Nguy ễn Thị Liên Hương

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan (vịt xiêm) thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 111 - 113)