Mỗi sóng điện từ có một tần số xác định ta gọi là một sóng điện từ đơn sắc. Khi truyền trong môi trường đồng tính và đẳng hướng sóng điện từ đơn sắc có một bước sóng xác định.
Gọi λ là bước sóng, n là tần số, T là chu kỳ của sóng điện từ đơn sắc trong một môi trường nào đó: T V và n v vT 0
Trong đó λ0 = C.T là bước sóng điện từ đơn sắc trong chân không, nó có giá trị lớn nhất so với bước sóng trong môi trường chất.
Để phân loại sóng điện từ, người ta lập một bảng ghi tên các loại sóng điện từ theo thứ tự từ bước sóng lớn đến bước sóng nhỏ gọi là thang sóng điện từ. Ngày nay thang sóng điện từ được phủ kín không còn khoảng trống.
Câu hỏi & Bài tập
1. Hãy giải thích theo cách của bạn, một từ trường biến thiên sinh ra một điệnt trường.
2. Hãy kể một số tính chất khác nhau giữa sóng radio và sóng ánh sáng nhìn thấy được. Những tính chất nào của chúng giống nhau ?
3. Sóng điện từ có thể bị làm lệch hướng bởi một từ trường, một điện trường không? 4. Một tụ điện phẳng, các bản cực hình tròn bán kính R, được tích điện đều (σ >0). Tìm:
a/. Biểu thức của từ trường cảm ứng ở các điểm bán kính r khác nhau (r << R, r = R và r >> R)
b/. Dòng điện dịch.
Câu hỏi trắc nghiệmchương 7
1. Trong sợi dây dẫn đang có dòng điện xoay chiều chạy qua thì: A. Có cả dòng điện dịch và dòng điện dẫn.
B. Có dòng điện dịch, không có dòng điện dẫn. C. Có dòng điện dẫn, không có dòng điện dịch. D. A, C đúng.
2. Trong lòng tụ điện đang mắc với nguồn điện xoay chiều thì: A. Có cả dòng điện dịch và dòng điện dẫn.
73
Tài liệu giảng dạy Môn Vật Lí Đại Cương A2 (Điện – Quang) B. Có dòng điện dịch, không có dòng điện dẫn.
C. Có điện trường xoáy, không có điện trường tĩnh. D. A, C đúng.
3. Trong mạch dao động gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm L có điện trở thuần. Không có nhiệt Joule-Lens tỏa ra ở:
A. Điện trở R. B. Cuộn cảm L. C. Tụ điện C. D. Dây dẫn 4. Chọn phát biểu sai:
A. Nơi nào có điện trường biến thiên theo thời gian, ở đó có từ trường. B. Nơi nào có từ trường biến thiên theo thời gian, ở đó có điện trường. C. Dòng điện dịch không phải là dòng chuyển dịch của các điện tích. D. Điện trường xoáy là điện trường do các điện tích gay ra.
5. Phương trình Maxwell-Faraday dạng tích phân: dS t B l d E S L , trong đó: A. E là véctơ cường độ điện trường lạ.
B. Vế trái là lưu số véctơ cường độ điện trường dọc theo đường cong kín L. C. Vế phải là từ thông gởi qua mặt (S).
D. A, B, C đúng.
6. Phương trình Maxwell-Ampere dạng tích phân: dS t D l d H S L , trong đó: A. Jlà véctơ mật độ dòng điện dẫn, t D là véctơ mật độ dòng điện dịch. B. Vế trái là lưu số véctơ cường độ từ trường dọc theo đường cong kín L.
C. Biểu thức định lý Ampere về dòng điện toàn phần là trường hợp riêng của phương trình trên.
D. A, B, C đúng.
7. Một điện tích q = 4,5.10-9C đặt giữa hai bản của một tụ điện phẳng có điện dung C = 1,78.10-11F. Điện tích đó chịu tác dụng của một lực bằng F = 9,0.10-5N. Điện trường E
của tụ là:
A. E = 3.10-5 (V/m) B. E = 3.104 (V/m). C. E = 2.104 (V/m) D. E = 2.105 (V/m)
8. Cặp véctơ nào sau đây có vai trò tương đương trong hai lĩnh vực Điện- Từ: A. Véctơ cường độ điện trường E và véctơ cường độ từ trường H. B. Véctơ cảm ứng điện D và véctơ cảm ứng từ B.
C. Điện tích điểm dq và phần tử dòng điện Idl
74
Tài liệu giảng dạy Môn Vật Lí Đại Cương A2 (Điện – Quang)
Chương 8
BẢN CHẤT SÓNG, HẠTCỦA ÁNH SÁNG,
HIỆN TƯỢNG GIAO THOA, NHIỄU XẠ.
BÀI HƯỚNG DẪN 1 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN