ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT TRÊN CÁC MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 35 - 37)

thì phải tạo điều kiện môi trường tối ưu về nguồn dinh dưỡng, pH, nhiệt độ... để chúng nhanh chóng đạt đến pha sinh trưởng logarit. Ngược lại, với những vi sinh vật có hại như vi khuẩn gây thối, vi sinh vật gây bệnh... phải kìm hãm sự sinh trưởng của chúng ở pha tiền phát càng lâu càng tốt hoặc giết chúng bằng các nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của chúng.

1. Trong chế biến và sản xuất các chế phẩm sinh học

Để đạt được hiệu quả cao trong chế biến và sản xuất các chế phẩm sinh học cần phải tạo điều kiện để tế bào vi sinh vật cần có phát triển nhanh chóng về số lượng. Tạo môi trường tối ưu để vi sinh vật nhanh chóng tiến đến pha sinh trưởng logarit để giữ cho sản phẩm không bị tạp nhiễm để giữ sản phẩm tốt hơn.

2. Trong bảo quản thực phẩm, các nguyên vật liệu và thức ăn

Với mục đích này, chúng ta phải dùng biện pháp ngăn ngừa và hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi sinh vật hoặc kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật có trong nguyên liệu ở pha tiền phát càng lâu càng tốt.

3. Trong phòng và trị bệnh

Phải có biện pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm của những động vật đang bị bệnh tới những động vật còn khoẻ mạnh bằng cách cách li động vật bị bệnh với động vật khoẻ, đồng thời phải tẩy uế, khử trùng nhanh chóng ổ bệnh. Tiếp theo phải tìm cách tiêu diệt mầm bệnh càng nhanh càng tốt

V. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT TRÊN CÁC MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG

Trong môi trường này sự di động và phân tán của vi khuẩn bị hạn chế. Chúng tụ lại thành những đám nhỏ gọi là khuẩn lạc được sinh ra từ một tế bào ban đầu. Mỗi vi khuẩn khác nhau sinh ra những khuẩn lạc khác nhau, có mấy dạng khuẩn lạc sau:

- Khuẩn lạc S (Smooth – nhẵn nhụi)

Đặc điểm: Tròn, mép phẳng, mịn, trơn bóng, ướt. Dạng khuẩn lạc này thường gặp ở vi khuẩn gây bệnh.

- Khuẩn lạc R (Raugh – sù sì)

Đặc điểm: hình dạng khuẩn lạc không đều, sứt mẻ, gồ ghề và khô. Nếu điều kiện môi trường thay đổi, khuẩn lạc S có thể chuyển sang khuẩn lạc R và ngược lại.

2. Trong môi trường lỏng

Trong môi trường lỏng, những tế bào vi sinh vật có thể ở dạng những tế bào riêng lẻ bên trong dịch nuôi cấy tạo thành dịch huyền phù.

Dạng váng trên bề mặt dịch nuôi cấy: vi khuẩn hô hấp hiếu khí

Dạng cặn lơ lửng trong dịch nuôi cấy: vi khuẩn kị khí không bắt buộc Dạng cặn nằm dưới đáy vật chứa dịch nuôi cấy: Vi khuẩn kị khí bắt buộc

Câu hỏi ôn tập chương II

Câu 1: Những nguyên tố dinh dưỡng? Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng?

Câu 2: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến đời sống vi sinh vật? Câu 3: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến vi sinh vật?

Câu 4: Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật?

CHƯƠNG III:

DINH DƯỠNG VÀ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA VI SINH VẬT

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)