1. Định nghĩa
Bệnh truyền nhiễm là kết quả của quá trình các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và sức đề kháng của cơ thể trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Bệnh truyền nhiễm lây lan từ cơ thể này sang cơ thể khác. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm chỉ xảy ra khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Tuỳ theo tình trạng cơ thể lúc đó khoẻ hay yếu, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi hay bất lợi cho tác nhân gây bệnh mà bệnh được thể hiện hay không.
2. Điều kiện truyền bệnh
Để bệnh truyền nhiễm xảy ra phải có tổng hợp những điều kiện truyền bệnh sau:
a. Yếu tố vi sinh vật
Theo định nghĩa, bệnh truyền nhiễm phải có tác nhân gây bệnh, không có tác nhân gây bệnh thì không có bệnh truyền nhiễm. Đó là vi sinh vật.
Vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm tồn tại ở 2 dạng:
- Dạng 1: Khi cơ thể sinh vật ở trạng thái bình thường, vi sinh vật cư trú hoà bình ở những bộ phận của cơ thể nhưng không gây bệnh cho cơ thể vật chủ nhưng khi điều kiện sống thuận lợi (sức đề kháng của cơ thể vật chủ yếu đi), chúgn sẽ gây bệnh cho vật chủ.
Ví dụ: virut lao có ở rất nhiều cơ thể người nhưng nếu cơ thể khoẻ thì không thấy phát bệnh nhưng sức khoẻ yếu đi, bệnh nhân sẽ phát bệnh.
- Dạng 2: Dạng vi sinh vật này không sống chung với vật chủ mà khi vào đến cơ thể vật chủ, chúng sinh sôi nảy nở nhanh chóng để gây bệnh như vi sinh vật gây bệnh tả , lị...
Các vi sinh vật gây bệnh cũng có thể tồn tại được ở ngoài môi trường trước khi vào cơ thể vật chủ, cũng có một số loại vi sinh vật không thể tách rời cơ thể vật chủ.
Vi sinh vật gây bệnh mang tính chuyên hoá, mỗi loài vi sinh vật gây bệnh chỉ gây một loại bệnh. Vi sinh vật gây bệnh uốn ván chỉ gây bệnh uốn ván, vi sinh vật gây bệnh thương hàn chỉ gây bệnh thương hàn...
Tuy nhiên, vi sinh vật gây bệnh phải được xâm nhập vào cơ thể qua những con đường mà tại đấy chúng phát bệnh.
Ví dụ: vi khuẩn gây bệnh uốn ván phải đi qua vết thương, gây bệnh lị đi qua đường tiêu hoá, gây bệnh lao phải đi qua đường hô hấp.
Cơ thể vật chủ giữ vai trò quan trọng trong việc biểu hiện bệnh. Nếu cơ thể có sức đề kháng tốt với bệnh nào thì vi sinh vật gây bệnh đó có trong cơ thể cũng không gây bệnh được. Chính vì vậy, người ta thường phải tiêm phòng để tạo kháng thể cchống lại vi sinh vật gây bệnh.
Tuỳ theo sức khoẻ hoặc tuổi tác lúc bị nhiễm vi snh vật gây bệnh mà bệnh có biểu hiện ra hay không.
c. Yếu tố tự nhiên và xã hội
- Yếu tố tự nhiên
Một số bệnh truyền nhiễm thườgn xuất hiện theo mùa, theo điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, gió... Bệnh đường hô hấp thường xuất hiện vào mùa đôgn, bệnh đường ruột thường xuất hiện vào mùa hè.
- Yếu tố xã hội
Mặc dù có tác nhân gây bệnh và điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành bệnh truyền nhiễm nhưng nếu hiểu biết xã hội tăng cao, con người tự biết giữ sức khoẻ cho mình thì bệnh truyền nhiễm rất khó xảy ra..
3. Nguồn bệnh và phương thức truyền bệnh
Nguồn bệnh có thể được truyền từ những vi sinh vật bình thường vẫn sống chung với cơ thể động thực vật một cách hoà bình nhưng do sức đề kháng của cơ thể kém sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển và gây bệnh.
Bên cạnh đó, một số cơ thể đang bị bệnh sẽ có nhiều nguy cơ gây bệnh cho những cơ thể khoẻ khác. Một số cơ thể mang mầm bệnh nhưng không phát bệnh cũng có thể truyền bệnh cho những cơ thể khác.
a. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh từ bên trong
Đó là những bệnh do vi sinh vật dạng 1 gây nên. Những vi sinh vật dạng này chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể vật chủ yếu hoặc đi vào nhầm vào đường khác.
VD: Vi sinh vật sống bình thường ở trực tràng nếu đi vào đường tiết niệu sẽ dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nguồn bệnh từ bên ngoài
Đó là nguồn bệnh được đưa từ cơ thể khác đến chứ bản thân cơ thể bị nhiễm bệnh không có loại vi sinh vật này.
- Người truyền bệnh cho người: phần lớn người sắp khỏi bệnh hoặc đã khỏi bệnh thường hay có khả năng truyền bệnh cho người khác. Một số người không bị bệnh nhưng chứa vi sinh vật gây bệnh cũng có thể truyền bệnh cho người khác.
- Động vật truyền bệnh cho người: một số động vật có khả năng truyền bệnh cho người như: chuột truyền bệnh dịch hạch, chó truyền bệnh dại, muỗi anophen truyền bệnh sốt rét.
b. Phương thức truyền bệnh truyền nhiễm Truyền nhiễm do tiếp xúc Truyền nhiễm do tiếp xúc
Đó thường là những bệnh da liễu hắc lào, lậu, giang mai,... Những bệnh truyền nhiễm này được truyền từ người này sang người kia bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc qua đồ dùng chung, từ động vật sang người, vết thương của người và động vật tiếp xúc với đất, phân...
Truyền nhiễm do hô hấp
Bệnh đường hô hấp (lao, ho gà...) thường truyền nhiễm thông qua đường hô hấp. Cơ thể đang bị bệnh đưa vi sinh vật gây bệnh sẽ theo gió đưa đến những cơ thể khể khoẻ khác khiến cơ thể khoẻ mạnh đó bị lay nhiễm.
Truyền nhiễm do ăn uống
Các vi sinh vật gây bệnh có rất nhiều trong nguồn nước bẩn, trong thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Nếu người và động vật ăn hoặc uống phải thực phẩm hoặc nước uống đó, những nguồn bệnh có trong đó sẽ bị lây nhiễm.
II. MIỄN DỊCH
1. Định nghĩa
Là miễn dịch thu được trong quá trình sống sau khi cơ thể tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh rồi khỏi hoặc sau khi tiêm phòng vacxin hoặc kháng huyết thanh miễn dịch.
2. Các loại miễn dịch
a. Miễn dịch thích ứng
Là MD thu được trong quá trình sống sau khi cơ thể tiếp xúc với VSV gây bệnh rồi khỏi hoặc sau khi được tiêm phòng vacxin hoặc kháng huyết thanh miễn dịch.