Đặc tính lý hoá học của máu

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý động vật thủy sản 2 (Trang 30 - 31)

a. Tỷ trọng và độ quánh

Động vật có vú tỉ trọng máu trong khoảng 1,053. Cá là 1,035, số lượng hồng cầu càng lớn tỉ trọng càng lớn. Tỉ trọng của hồng cầu khoảng 1,090 phụ thuộc hàm lượng Hemoglobin có trong hồng cầu.

Độ quánh của máu biểu thị lực ma sát giữa các phân tử khi máu lưu động, nó ảnh hưởng đến huyết áp và sự lưu thông của máu trong huyết quản. Độ quánh của máu do thể keo tạo nên, tuy nhiên lượng hồng cầu, protein trong huyết tương tăng lên đều làm tăng độ quánh của máu. Độ quánh của máu động vật có vú khoảng 3- 6, máu cá 1,49 – 1,83 xấp xỉ độ quánh máu người (1,75)

b. Độ pH và các hệ đệm

Các loại động vật nói chung chỉ có thể sống được bình thường trong điều kiện pH bình thường. pH của máu ảnh hưởng đến hoạt tính của enzym và các đặc tính lý hoá khác của máu. Động vật có vú pH bình thường 7,35 - 7,6, cá 7,25 - 7,6. Máu động mạch có độ pH lớn hơn ở tĩnh mạch. pH của máu tương đối ổn định, ví dụ cá Chép kính 2 tuổi nuôi ở nước có pH: 4 -> 5-> 6, nhiệt độ: 16 -190C trong 40 ngày pH máu chỉ dao động 7,59 -7,62.

pH của máu ổn định nhờ hệ đệm sẵn có trong máu. Hệ đệm gồm có một axit yếu và muối kim loại kiềm mạnh của axit đó. Khi lượng axit trong máu tăng

31

giảm. Ngược lại kiềm trong máu tăng lên axit yếu của hệ đệm tác dụng với kiềm đó tạo nên kiềm yếu vì vậy mà pH của máu luôn được giữ ổn định.

Một số hệ đệm trong máu:

- Hệ đệm Bicarbonat: H2CO3/BHCO3 (B = Na+, K+) là hệ đệm quan trọng

trong máu, số lượng trong máu tương đối nhiều. Nếu trong máu, lượng kiềm nhiều thì

BOH + H2CO3 BHCO3+ H2O

Nếu trong máu có nhiều axit thì:

H+ + BHCO3 B+ + H2CO3

H2CO3 là một axit yếu, dễ dàng phân ly thành H2O và CO2 và được thải ra ngoài qua hô hấp.

- Hệ đệm phosphat: BH2PO4/B2HPO4. Cơ chế đệm tương tự như hệ đệm

bicacbonat:

Nếu trong máu, lượng kiềm nhiều thì

BOH + BH2PO4 B2HPO4+ H2O

Nếu trong máu có nhiều axit thì:

H+ + B2HPO4 B+ + BH2PO4

- Hệ đệm protein: chiếm 75% khả năng đệm của máu trong cơ thể đối với acid cacbonic, là sản phẩm chủ yếu hình thành trong quá trình trao đổi chất.

Protein chính tham gia vào hệ đệm này là Hb, thường kết hợp với K+, Na+

Độ pH còn được điều chỉnh nhờ cơ quan hô hấp và thận

- Tác dụng của hô hấp: khi C02 trong máu tăng lên làm cho pH máu giảm,

kích thích trung khu hô hấp của hệ thần kinh hoạt động làm tăng khả năng thải

C02 kết quả làm giảm H2C03 trong máu, độ pH tăng. Khi pH quá cao sẽ ức chế

trung khu hô hấp của thần kinh lượng C02 thải ra ngoài giảm, tăng hàm lượng H2C03 kết quả pH giảm.

- Thận có tác dụng thải đi gốc axit và giữ lại gốc kiềm, khôi phục lại kho kiềm trong máu, góp phần ổn định pH máu. Ở cá khả năng lặn sâu dưới nước do dự trữ kiềm cao

c. Áp suất thẩm thấu:

Áp suất thẩm thấu của máu do các chất hữu cơ và chất điện giải trong máu

tạo nên, song chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ muối NaCl. Ápsuất thẩm thấu trong

thể keo trong huyết tương lớn hơn dịch gian bào nên có tác dụng điều chỉnh lượng nước trong dịch gian bào thấm ra ngoài mao mạch.

Áp suất thẩm thấu của máu ổn định sẽ đảm bảo cho quá tình trao đổi nước của tế bào và các thành phần hữu hình của máu, duy trì hình dạng của tế bào máu.

Áp suất thẩm thấu huyết tương của động vật có vú bằng dung dịch NaCl 0,9% nước muối. Cá bằng 0,65.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý động vật thủy sản 2 (Trang 30 - 31)