Tuyến thượng thận

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý động vật thủy sản 2 (Trang 77 - 81)

Tuyến thượng thận ở động vật cao đẳng là 2 tuyến nhỏ, có dạng tựa hình tam giác dẹt nằm úp trên đầu 2 quả thận, chia làm 2 phần: phần vỏ có nguồn gốc lá phôi giữa, phần tuỷ từ lá phôi ngoài. Phần vỏ gồm các tế bào tuyến, phần tuỷ là những tế bào thần kinh. Như vậy phần vỏ tuyến trên thận có vai trò quan trọng hơn phần tủy

Ở cá tuyến trên thận là những đám tế bào tuyến tương ứng với 2 phần tuỷ và vỏ ở động vật bậc cao, vị trí của chúng cách xa nhau. Ở cá xương là những tổ chức kẽ hậu thân và tiền thận

1. Miền vỏ

Vỏ thượng thận về mặt mô học gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp cấu, giữa là lớp bó, trong cùng là lớp lưới.

Vỏ thượng thận không có thần kinh chi phối. Tất cả các hormon phần vỏ đều là loại hợp chất steroid và là dẫn xuất của cholesterol

Về cấu trúc hóa học, các hormon vỏ thượng thận đều có một nhân chung là nhân cyclopentan perhydrophenantren gồm 3 vòng 6 cạnh và 1 vòng 5 cạnh.

78

- Nhóm oxycorticoid: có nhóm =O hay -OH ở cacbon 11 như corticosteron, cortison, 17 hydroxicorticosteron và 11 dehydrocorticosteron. Nhóm này được gọi là nhóm glycocorticoid tức là nhóm hormon chuyển hóa gluxit vì chúng có tác dụng chủ yếu lên chuyển hóa gluxit sinh đường mới và chuyển hóa protein.

- Nhóm deoxicorticoid: không có =O hay –OH ở cacbon 11. Các hormon nhóm này không tác dụng trực tiếp lên chuyển hóa nhưng điều chỉnh những rối loạn về cân bằng ion trên con vật bị cắt bỏ tuyến thượng thận vì vậy được gọi là minera cocticoid, tức là hormon chuyển hóa muối khoáng. Nhóm này gồm các hormon Deoxicorticosteron (DOC), Aldosteron (có nhóm –OH ở C11 nhưng vẫn thuộc nhóm này).

Sự phân chia hai nhóm hormon theo tác dụng này chỉ là tương đối, theo hương ưu tiên tác dụng của các hormon.

- Nhóm hormon sinh dục: vỏ thượng thận cũng chế tiết cả androgen, oestrogen và progesteron.

a. Hormon điều tiết quá trình trao đổi muối và nước trong cơ thể (aldosteron)

- Nước tăng tái hấp thu nước trong ống thận, giảm lượng nước tiểu bài tiết Cắt tuyến thượng thận, cơ thể mất nước dẫn tới rối loạn trao đổi chất, thay đổi pH và áp suất thẩm thấu, con vật có thể chết.

- Khoáng: tăng tái hấp thu Na+ , tăng thải K+ ra ngoài nước tiểu, điều tiết pH máu.

Trên lâm sàng, khi điều trị bằng coctison lâu ngày dễ gây ra phù, do đó bệnh nhân cần kiêng muối. Khi dùng thuốc phải giảm dần liều lượng, tránh gây ra suy thượng thận cấp.

b. Quá trình trao đổi chất (do nhóm glycococticoid)

- Tác động đến quá trình trao đổi đường: làm tăng sự phân giải đường làm tăng đường huyết, tác dụng ngược với insulin của tuyến tụy

Xúc tiến tổng hợp glycogen: ở gan làm tăng quá trình đồng hóa gluxit. Ức chế sự sử dụng glucose ở tế bào.

Thúc đẩy tạo đường mới do tăng dị hóa protein

Làm tăng hấp thu glucose ở ruột do đó có thể dẫn đến tăng đường huyết. - Tác dụng chuyển hóa lipit: do glycococticoid:

Ức chế sự tổng hợp lipit

Làm tăng phân giải lipit dẫn đến tăng lượng axit béo tự do và cholesteron trong máu.

- Tác dụng chuyển hóa protein:

Xúc tiến phân giải protein thành axit amin do đó làm tăng thải Nito theo nước tiểu.

Ngược lại, ở gan lại có tác dụng đồng hóa, làm tăng thu nhận axit amin và có thể dẫn đến sự tổng hợp nhiều enzym cho quá trình sinh đường mới và mộ số

79

enzym cho sự chuyển hóa axit amin.

c. Tác dụng của nhóm hormon sinh dục

Bình thường không có biểu hiện gì quan trọng. Nhưng khi có khối u vỏ thượng thận bài tiết nhiều androgen sẽ làm dậy thì sớm ở con trai và gây nam hóa ở con gái.

d. Tác dụng khác của hormon vỏ thượng thận

- Tác dụng chống stress: các hormon vỏ thượng thận giúp cơ thể chống stress. Khi cơ thể trong trạng thái stress, sự bài tiết cortison tăng, vì thế nhược năng vỏ thượng thận khả năng chống stress của cơ thể giảm.

Cơ chế: các tác nhân stress tác động vào các giác quan, truyền xung động thần kinh lên vỏ não, từ đó truyền xuống hypothalamus gây tiết CRF, CRF tác dụng lên thùy trước tuyến yên gây tiết ACTH. ACTH theo máu đến kích thích vỏ thượng thận làm tăng sự bài tiết các hormon, chủ yếu là coctison và aldosteron, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

- Tác dụng giúp cơ thể chống lại các tác nhân stress.

e. Điều hòa bài tiết hormon vỏ thượng thận

Nhóm hormon glycococticoid được điều hòa bởi ACTH của thùy trước tuyến yên, ACTH lại chịu sự điều hòa củ CRH hypothalamus, theo cơ chế điều hòa ngược.

Nhóm hormon chuyển hóa muối khoáng được điều hòa do nồng độ ion Na và K trong máu. Ngoài ra chúng còn được điều hòa bởi hệ thống Renin- angiotensin.

g. Rối loạn chức năng vỏ thượng thận

- Nhược năng vỏ thượng thận: Gây bệnh Addison (lao vỏ thượng thận)- Bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi, sụt cân, da và niêm mạc sạm, huyết áp giảm.

Trong máu, ion Na giảm, K tăng, đường huyết giảm, chuyển hóa cơ sở giảm, thân nhiệt giảm.

- Ưu năng vỏ thượng thận:

Hội chứng Conn: do khối u chế tiết quá nhiều aldosteron, bệnh nhân huyết áp cao, ion K trong máu giảm.

Hội chứng Cashing: do bài tiết quá nhiều hormon chuyển hóa gluxit. Bệnh nhân béo biểu hiện ở mặt, thân mình, có những vết rạn đỏ ở bụng, đường huyết tăng.

Hội chứng sinh dục- thượng thận: bài tiết quá nhiều androgen gây nam hóa ở nữ và dậy thì sớm ở con trai. Nữ có râu, cách mọc râu giống như của nam giới, cơ xương phát triển, giọng nói trầm.

2. Tủy thượng thận

Tủy thượng thận tiết ra hormon adrenalin và noradrenalin là những catecholamin được tổng hợp từ axit amin tyrosin. Adrenalin và noradrenalin khác

80

nhau về nhóm chức –CH3, adrenalin có –CH3 còn noradrenalin không có. Hai hormon này cũng có ở tận cùng của dây thần kinh giao cảm.

a. Tác dụng sinh lý

- Đối với hệ tuần hoàn:

Adrenalin làm tim tăng hưng phấn, tăng co bóp, nhịp tim tăng lên, do đó được dùng làm thuốc trợ tim, phục hồi sự co bóp của tim. Làm co mạch ngoại vi, giãn mạch nuôi cơ tim do đó làm tăng huyết áp tâm thu, còn huyết áp tâm trương không tăng.

Noradrenalin làm tim đập chậm, làm co mạch toàn thân, do đó làm tăng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Noradrenalin có tác dụng tăng huyết áp mạnh hơn adrenalin.

- Đối với cơ trơn nội tạng

Tính chất tác dụng của hai hormon này giống nhau, nhưng cường độ khác nhau, adrenalin mạnh hơn noradrenalin.

Gây giãn cơ trơn dạ dày, ruột, túi mật, bàng quang

Gây co phóng xạ mắt, làm giãn đồng tử, co cơ dựng lông, co cơ trơn của lách.

- Đối với trao đổi đường:

Hai hormon này làm tăng đường huyết do: kích thích phân giải glycogen ở cơ và gan; ức chế sử dụng glucose.

- Đối với hệ thần kinh trung ương:

Adrenalin có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, kích thích tuyến yên tiết hormon như ACTH. Khi có các tác nhân stress, tủy và vỏ thượng thận phối hợp với nhau tăng tiết giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại tác nhân stress.

Trước hết tủy thượng thận tiết adrenalin gây hưng phấn thần kinh trung ương, từ đó kích thích thùy trước tuyến yên tiết ACTH. ACTH theo máu đến thúc đẩy vỏ thượng thận tiết các hormon làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

b. Điều hòa bài tiết hormon tủy thượng thận

Đường huyết giảm, huyết áp giảm, lạnh, tác nhân stress là các nhân tố kích thích sự tiết hormon tủy thượng thận

Tác dụng

Noradrenalin và adrenalin có tác dụng làm cho tim đập nhanh và mạnh. Noradrenalin làm co mọi động mạch trong cơ thể, huyết áp tăng lên rất nhanh. Adrenalin làm co mạch của da, thận, các nội tạng đồng thời làm giãn mạch vành, mạch não, mạch cơ vân. Nó có tác dụng phân phối lại máu trong cơ thể.

Adrenalin có tác dụng làm giãn phế quản tạo điều kiện cho sự trao đổi khí. Kích thích quá trình hưng phấn của vỏ não gây nên trạng thái kích thích hồi hộp.

81

Kích thích tế bào gan phân giải glucogen giải phóng một lượng glucoza vào máu.

Các hormon phần vỏ và chức năng sinh lý.

Aldosteron và DOC (deoxeotricosteron) có ảnh hưởng quá trình trao đổi

chất vô cơ và nước của cơ thể. Tác dụng chủ yếu là tích luỹ Na+ do đó tích nước

và tăng thải K+, tác dụng trực tiếp lên ống lượn xa của thận có tác dụng duy trì áp suất thẩm thấu của máu.

Cortisol, coticosteron có tác dụng chủ yếu là tăng quá trình đồng hoá gluxit, tăng quá trình tổng hợp glycoggen ở gan và tích nó trong gan.

Protein glycogen

Có tác dụng tích muối và nước trong cơ thể, làm giảm bạch cầu ưa axit, lymphocyt tăng bạch cầu trung tính kích thích sản sinh hồng cầu có tác dụng chống viêm chống dị ứng.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý động vật thủy sản 2 (Trang 77 - 81)