Hệ mạch và sự tuần hoàn máu

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý động vật thủy sản 2 (Trang 39 - 41)

1. Hệ mạch

Hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch

Thành động mạch tương đối dày gồm các sợi liên kết có tính đàn hồi và các cơ trơn.

Thành tĩnh mạch tương đối mỏng, sợi liên kết có tính đàn hồi và cơ trơn đều ít hơn thành động mạch nên khả năng đàn hồi co bóp của nó rất kém hơn.

Thường các tĩnh mạch có đường kính lớn hơn các động mạch cùng tên. Số lượng tĩnh mạch cũng nhiều hơn số lượng động mạch.

Mao mạch rất nhỏ, đường kính 8 -12µm, dài 1mm nối tiếp với nhau tạo thành màng lưới mao mạch.

2. Tuần hoàn máu trong mạch quản.

a. Sự lưu thông của máu

Động lực làm máu lưu thông được trong mạch quản là sự co bóp của tim, tính đàn hồi và co bóp của động mạch. Lượng máu chảy qua mạch quản trong một đơn vị thời gian gọi là lưu lượng của máu.

Lưu tốc là tốc độ lưu động của máu trong một đơn vị thời gian. Lưu tốc máu tỉ lệ nghịch với đường kính của mạch máu.

Lưu tốc của máu lúc đầu ở động mạch chủ lớn nhất rồi giảm dần đến mao mạch là chậm nhất (0,5ml/s) sau đó sang tĩnh mạch thì lại tăng dần từ tĩnh mạch tận đến tĩnh mạch chủ.

b. Huyết áp (áp suất của máu)

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Phải duy trì được huyết áp nhất định trong hệ thống mạch quản thì mới đảm bảo cho máu lưu thông với tốc độ nhất định.

40

Khi tim co áp lực của động mạch tăng lên đến giá trị cao nhất gọi là huyết áp tim co (huyết áp tâm thu) hay là huyết áp tối đa (huyết áp cực đại).

Khi tim giãn, áp lực động mạch giảm tới giá trị thấp nhất gọi là huyết áp tim giãn (huyết áp tâm trương) hay huyết áp tối thiểu.

Huyết áp tối đa lớn hơn huyết áp tối thiểu thì mới thắng được áp lực đóng van do huyết áp tối thiểu gây ra và cung cấp cho khối máu một “công” để máu đủ sức chảy qua mạng lưới mao mạch rồi qua hệ thống tĩnh mạch về tâm nhĩ. Mạch quản càng xa tâm thất thì huyết áp càng giảm.

Cá Tuyết: 42/12, cá Hồng: 70/30

Một vòng tuần hoàn của người là 2 giây, đối với cá là 2 phút

3. Sự điều hoà hoạt động của hệ mạch

- Sự điều tiết thần kinh: thần kinh giao cảm hưng phấn gây co mạch, thần kinh phó giao cảm hưng phấn gây giãn mạch.

- Sự điều tiết của thể dịch

Adrenalin, Vasopresin, noraderenalin làm co các mạch máu nội tạng, gây giãn mạch ở cơ xương huyết áp tăng cao; muối Ca tác dụng lên dây thần kinh giao cảm làm tim đập nhanh và mạch co làm tăng huyết áp.

Histamin và Axetylcholin làm tim đập chậm lại, huyết áp giảm; muối K ảnh hưởng đến dây thần kinh mê tẩu làm giảm huyết áp.

41

CHƯƠNG 4: SINH LÝ HÔ HẤP

Khái niệm: Hô hấp là hiện tượng (quá trình) trao đổi khí (chủ yếu là trao đổi oxy và carbonic) giữa cơ thể và môi trường sống, quá trình này diễn ra liên tục nhằm lấy oxy cho các hoạt động sống của cơ thể và thải carbonic ra ngoài.

Cơ quan hô hấp chính của cá là mang và một số cơ quan hô hấp phụ khác. Mang và cơ quan hô hấp phụ đều có chung một đặc tính là có lưới mao quản phân bố, giúp cho quá trình trao đổi khí giữa máu và nước diễn ra dễ dàng.

Đối với giáp xác, khi ở giai đoạn ấu trùng thì hô hấp qua bề mặt cơ thể, đến giai đoạn trưởng thành thì cơ quan hô hấp đã được chuyên môn hoá thành mang.

Sự cung cấp ôxy cho cơ thể được lấy từ môi trường ngoài, đồng thời CO2

thải ra môi trường ngoài trực tiếp qua bề mặt cơ thể hoặc qua cơ quan hô hấp đã được chuyên hóa như mang. Đây là quá trình trao đổi khí ngoài được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí.

Bề mặt trao đổi khí nhỏ hay lớn tùy thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể, các nhóm động vật có nhu cầu năng lượng cao, hoạt động sống càng cao thì bề mặt trao đổi khí càng lớn.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý động vật thủy sản 2 (Trang 39 - 41)