1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ.
Việc chuẩn bị ao nuôi vỗ cá trắm cỏ tương tự như chuẩn bị ao cá mè chỉ khác 1 điểm là không sử dụng phân bón lót. Vì không cần phải phát triển phù du sinh vật, cá trắm ăn thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp và thực vật bậc cao yêu cầu môi trường trong sạch.
2. Thả cá vào ao nuôi vỗ.
a. Lựa chọn cá nuôi vỗ: Các yêu cầu lựa chọn.
+ Lựa chọn cá đực cá cái khác đàn. + Tỷ lệ đực cái 1: 1
+ Độ đồng đều: Độ lệch 1kg.
+ Cá không bệnh, không dị tật cân đối đầu nhỏ to mình, cá đực đầu nhỏ dài con khoẻ mạnh.
+ Tuổi cá: 2 – 7 tuổi.
+ Khối lượng > 2,5kg/ con.
b. Mật độ thả.
Mật độ thả cá trắm cỏ phụ thuộc rất nhiều vào chất nước. Nếu độ trong của nước cao, hàm lượng O2 lớn nước sạch sẽ có thể thả ở mật độ 25kg/100m2.
Thông thường thả ở mật độ: 10 – 15 kg/ 100m2.
c. Thả ghép:
Ao cá trắm thả ghép được rất nhiều đối tượng nhưng thường ghép các đối tượng sau: Mè trắng 20%, mè hoa 3%. Nếu ít mè trắng có thể ghép thêm mè hoa (5 – 10%) ghép thêm Mrigan hoặc ấn độ 10%.
3. Chế độ nuôi vỗ: (Từ tháng 9 đến khi cá đẻ năm sau).
a. Nuôi vỗ giai đoạn 1 ( thoái hoá).
+ Tương tự cá mè trắng chỉ riêng lượng thức ăn được duy trì 10% lượng thức ăn xanh cỏ hoặc rong (10% khối lượng thân).
b. Nuôi vỗ giai đoạn 2 (nuôi vỗ tích luỹ).
+ Chế độ dinh dưỡng.
+ Chế độ thức ăn tinh: Thức ăn tinh của cá trắm cỏ là các loại ngũ cốc hoặc thức ăn công nghiệp, thức ăn phối chế.
Lượng ăn: 1 – 3% khối lượng thân ngày 80 – 90 ngày đầu giai đoạn nuôi vỗ cho ăn với thành phần như sau: 50 – 60% khoai lang nấu kết hợp với đậu tương 20% ( 20 – 30%) cám, gạo. Nếu không có đậu tương thay bằng bả đậu hoặc khô dầu. Có thể sử dụng khoai: 60%, cám 30%, bột cá nhạt 10% hoặc sử dụng gạo (nấu cơm) 60% + cám 30%, bột cá 10% hoặc sử dụng bột công nghiệp 15 – 20 ngày cuối của giai đoạn: cho ăn thóc ủ mầm (mầm thóc dài 1-1,5cm).
Cách cho cá ăn thức ăn tinh: thức ăn ở dạng viên hoặc kết nắm cho vào phên hoặc bạt nhẵn đặt cách đáy 20 – 30cm với diện tích (1 – 1,5m2/ 100m2 ao).
Thời điểm cho cá ăn: Từ 9h trở đi.
- Chế độ thức ăn xanh: Thức ăn xanh của cá trắm cỏ chủ yếu là các dạng cỏ hoặc phụ phẩm nông nghiệp. Nên lựa chọn các dạng cỏ cá thích ăn hoặc lá ngô, lá bắp cải....các loại rong như dong lá, dong đuôi chồn...
Lượng ăn từ 20 – 35% khối lượng thân ngày (với dong số lượng nhiều hơn).
Cách cho ăn: Thức ăn xanh nên cho ăn vào buổi chiều và qua đêm. Thức ăn phải được cho ăn trong khung cỏ làm bằng luồng (100m2 ao cần 5-10m2
khung cỏ).
* Trước khi cho cá ăn thức ăn tinh và thức ăn xanh phải kiểm tra lượng thức ăn củ nếu thừa phải dọn sạch mới cho ăn thức ăn mới. Nếu cá ăn ít phải xem xét lại (có thể do thời tiết hoặc cá đã béo) căn cứ vào đặc điểm cụ thể để điều chỉnh lượng thức ăn.
Ngoài phương pháp cho ăn trên còn một số cách khác như sau:
- Sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh để nuôi vỗ. Cách này có ưu điểm cá dễ đẻ nhưng năng suất rất thấp. Nếu sẵn thức ăn xanh chỉ cần kết hợp thêm 0,5 - 1% thức ăn tinh thì vẫn rất tốt.
- Có thể sử dụng hoàn toàn thức ăn tinh hoặc thức ăn công nghiệp để nuôi vỗ năng suất trứng rất cao nhưng cá chậm đẻ và khó đẻ. Với cách này lượng thức ăn tinh 3 – 5% khối lượng thân ngày.
+ Chế độ kích thích nước.
- Bổ sung lượng nước bốc hơi và thẩm thấu hoặc thay nước khi cần thết. Mỗi tháng kích thích nước mới cho cá 1 – 2 lần mỗi lần thay thế 15 – 20 cm.
+ Chế độ kiểm tra: Mỗi tháng kiểm tra 1 lần về độ béo, bệnh tật. Chỉ nên kiểm tra đại diện. Cuối kỳ nên kiểm tra kỹ ở các ao nuôi vỗ. Để có quyết định kéo dài thêm thời gian hay rút ngắn.
c. Nuôi vỗ giai đoạn 3 (chuyển hoá).
Giai đoạn 3: Bắt đầu từ lúc kết thúc giai đoạn 2 ( tháng 12 hoặc tháng 1) kết thúc lúc cá đẻ (tháng 3 năm sau).
+ Chế độ dinh dưỡng:
- Cắt hoàn toàn thức ăn tinh.
- Lượng thức ăn xanh duy trì 20 – 25% khối lượng thân ngày.
+ Chế độ kích thích nước: Cá trắm đẻ sớm nên lượng nước kích thích sớm hơn và cường độ nhiều hơn.
- Tháng đầu: Tuần 2 lần mỗi lần 2h vào buổi chiều ( 4h – 6h). - Tháng tiếp theo 2 ngày lần.
- Những ngày cuối (15 – 20 ngày) ngày một lần.
Nhìn chung cá trắm kích thích nước càng nhiều và sớm cá đẻ càng tốt. + Chế độ kiểm tra: Tháng đầu 1 lần, tháng thứ 2 một lần (kiểm tra tương đối nhiều cá) sau đó 10 – 15 ngày kiểm tra một lần để đánh giá chất lượng thành thục, ngày cho đẻ và luyện để cá ít nhảy khi tuyển chọn cho đẻ.
- Các chỉ tiêu kiểm tra: Kiểm tra bệnh, kiểm tra độ béo. Nếu cá quá gầy thì tăng lượng thức ăn xanh (không cho ăn thức ăn tinh). Nếu cá béo giảm thức ăn xanh, giảm lượng nước ao, kích thích nước mạnh hơn.
- Kiểm tra độ hoàn thiện tuyến sinh dục bằng ngoại hình hoặc có thể dùng que thăm trứng để kiểm tra trứng cá.
4. Chế độ chăm sóc (như cá mè trắng). VI. KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ CHÉP. VI. KỸ THUẬT NUÔI VỖ CÁ CHÉP.
1. Chuẩn bị ao nuôi cá.
+ Chọn ao: Với cá chép nên chọn ao có mức nước 1m – 1,2m (những ao này thích hợp cho giun và động vật đáy....) và giàu dinh dưỡng.
+ Kỹ thuật chuẩn bị ao: Cũgn tương tự như ao cá mè trắng nhưng lượng phân bón lót nhiều hơn 60 – 80kg/ 100m2 và nên bón phân nhiều hơn ở vùng ven bờ.
2. Thả cá vào ao nuôi vỗ.
a. Lựa chọn cá bố mẹ.
+ Lựa chọn cá ♂ và cái khác dòng (đàn). + Tỷ lệ ♂ : ♀ = 1,2 – 1,5.
+ Đực và cái thả riêng ao, nếu thả chung gần đến mùa sinh sản phải tách riêng.
+ Độ đồng đều (lệch nhau) 0,5kg – 0,3kg.
+ Cá không bị bệnh, dị tật, khoẻ mạnh ngoại hình cân đối, đầu nhỏ mình cao.
+ Tuổi cá (2 – 6 tuổi). + Khối lượng 0,5kg.
b. Mật độ thả.
Với cá chép không nên thả mật độ cao vì thức ăn quan trọng của cá là giun đáy và một số động vật đáy khác. Nếu thả mật độ dày tăng cường cho cá ăn độ béo và khả năng thành thục vẫn rất kém.
Mật độ thả chỉ nên thả: 5 – 8 kg/100m2. Nếu có diện tích nên thả thưa hơn càng tốt.
c. Thả ghép.
Nên thả ghép một số đối tượng khác như cá mè trắng và mè hoa 20% mè trắng 3% mè hoa. Không nên ghép các đối tượng cạnh tranh thức ăn mạnh như cá trôi, rô phi.
3. Chế độ nuôi vỗ.
Sự phát triển tuyến sinh dục theo giai đoạn không rõ ràng nuôi vỗ theo giai đoạn vẫn rất tốt và cần thiết.
Với cá chép giai đoạn này cũng kéo dài 10 – 15 ngày (thường chỉ 10 ngày).
+ Vụ sản xuất đông xuân thời gian bắt đầu là tháng 9.
+ Vụ hè thu: Thời gian bắt đầu tháng 4 hoặc tháng 5 (sau khi kết thúc vụ sản xuất vụ đông xuân).
+ Chế độ dinh dưỡng: Không cho ăn, không bón phân.
+ Kích thích nước: Hạ thấp mực nước ao xuống 0,5m sau 7 – 8 ngày kiểm tra lại cá dâng nước lên 1m bắt đầu nuôi vỗ giai đoạn 2.
b. Giai đoạn tích luỹ.
Giai đoạn nuôi vỗ tích luỹ của cá chép kéo dài từ 60 – 90 ngày. Tuỳ độ béo và sự chuyển biến tuyến sinh dục của cá để điều chỉnh thời gian của giai đoạn. Nếu cá đã phát triển tuyến sinh dục lớn mà vẫn quá béo thì cần phải chuyển giai đoạn.
+ Chế độ dinh dưỡng.
- Thức ăn tinh của cá: Các dạng cám, bả kết hợp với thức ăn công nghiệp giàu đạm: 20 – 30% đạm lượng ăn 3 – 5% khối lượng thân ngày thức ăn phải ở dạng viên hoặc được kết năm và cho các ăn trên phên để dễ kiểm tra khả năng ăn của cá.
- Phân bón: Sử dụng phân chuồng là chủ yếu với lượng bón 10 – 20kg/100m2 ao 1 lần bón với chu kỳ là 5 – 7 ngày.
- Cách bón: Nên đổ ở nhiều điểm hoặc vải khắp ao không nên đổ 1 hoặc ít chỗ. Đổ phân cách mép nước ao 1 m.
+ Chế độ kích thích nước.
- Bổ sung nước thẩm thấu và bốc hơi hoặc thau nước ao khi cần thiết. - Hàng tháng nên kích thích nước mới cho cá 1 lần để tăng cường khả năng dinh dưỡng cho cá lượng kích thích: 10 – 20cm kéo dài 2h.
+ Kiểm tra: Mỗi tháng kiểm tra cá 1 lần để đánh giá độ béo, sự phát triển tuyến sinh dục, bệnh tật và tạo phản xạ quen chịu tác động sau này dễ kéo tuyển chọn sẽ dễ hơn.
- Trên cơ sở kiểm tra điều chỉnh lượng thức ăn phân bón, thời gian nuôi vỗ tiếp.
c. Giai đoạn chuyển hoá.
Việc chuyển giai đoạn nuôi vỗ từ 2 sang 3 của cá chép dựa trên cơ sở kiểm tra cá một cách cụ thể không nên ổn định thời gian bắt buộc. Giai đoạn này chủ yếu là điều chỉnh độ béo thích hợp để cá dễ đẻ và đẻ đúng thời vụ.
+ Chế độ dinh dưỡng: Tuỳ độ béo và trạng thái sinh dục để cắt giảm lượng thức ăn phân bón.
- Phân bón: Giảm 1/ 2 hoặc 1/ 3.
+ Chế độ kích thích nước: Không cần kích thích nước mới cá vẫn hoàn thiện tuyến sinh dục tốt. Nhưng việc kích thích vẫn rất tốt cho sự hoàn thiện sinh dục của cá.
- Mỗi tháng kích thích cho cá 2 lần thời gian 1 tiếng vào buổi chiều, nhưng phải lưu ý những ao nuôi lẫn ♂, ♀ thì không nên kích thích nước mới.
- Trước khi cho cá đẻ nên hạ thấp mực nước ao nuôi vỗ (0,7m) 5 – 10 ngày và không được đưa nước mới vào. Biện pháp này giúp cá đẻ tốt hơn khi cho cá đẻ ở điều kiện mới.
+ Chế độ kiểm tra cá: Mỗi tháng kiểm tra cá 1 lần cuối giai đoạn 10 – 15 ngày kiểm tra 1 lần để nắm tình hình tuyến sinh dục, độ béo của cá để điều chính dinh dưỡng và các yếu tố môi trường cần thiết, đồng thời quyết định ngày cho cá đẻ.
4. Chế độ chăm sóc quản lý.
( Như cá mè trắng). Để chăm sóc quản lý tốt cần thực hiện công việc sau đây:
+ Lập kế hoạch và xây dựng quy trình nuôi cụ thể cho từng ao.
+ Quản lý ghi chép cụ thể quá trình thực hiện và điều chỉnh quy trình nuôi.
+ Chăm sóc ao.
- Kiểm tra theo dõi bờ, cống ao.
- Kiểm tra mức nước, màu nước và các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá cần thiết của ao.
+ Chăm sóc cá.
- Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng ( 4 định lượng, định chất lượng, định thời gian, định vị trí cho ăn).
- Thực hiện tốt kiểm tra định kỳ và hàng ngày với trạng thái của cá. - Kiểm tra thực hiện chế độ nước.
* Tóm lại giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình nuôi vỗ đã đề ra và có sự điều chỉnh kịp thời hợp lý.