TRÌNH VẬN CHUYỂN.
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự thở của cá vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến quá trình vận chuyển. Nếu nhiệt độ vượt quá cá sẽ mê man và dẫn đến tử vong. Hoặc nhiệt độ quá thấp sẽ làm ngừng trệ quá trình trao đổi chất đặc biệt là trao đổi O2. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ phụ thuộc vào từng loài, giới tính, tuổi cá, điều kiện sống...mỗi loài cá sống trong điều kiện nhất định có khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ thích hợp là ở khoảng giữa nhiệt độ đó.
quá trình trao đổi chất của cá diễn ra thuận lợi, sự thở dễ dàng, nhịp nhàng, lượng tiêu hao O2 không đổi. Ngoài giới hạn đó các quá trình trên không nhịp nhàng
hoặc bị phá hoại.
2. Ảnh hưởng áp xuất riêng phần của O2.
Áp suất riêng phần O2 ảnh hưởng đến lượng tiêu hao O2 trong quá trình hô hấp của cá, ảnh hưởng đến lượng O2 hoà tan trong nước và do đó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cá trong quá trình vận chuyển.
Áp riêng phần O2 thích hợp là ở khoảng áp
suất đó lượng tiêu hao O2 của cá không đổi ( 30mmHg) nếu P O2 ngoài khoảng thích ứng thì lượng tiêu hao O2 của cá tăng hoặc giảm.
3. Ảnh hưởng của CO2.
Khí CO2 tồn tại ở 2 dạng khí và dạng hợp chất. Nồng độ CO2 thuộc vào nhiều yếu tố nhiệt độ, áp suất riêng phần CO2, ngày đêm, mùa và sinh vật có trong môi trường (quá trình quang hợp và hô hấp). Thường CO2 trong nước nhỏ hơn 2mg với nồng độ này cá sống bình thường. Trường hợp bảo hoà độ hoà tan trong nước đạt tới giá trị 510mg/ l nước ở 00C.
CO2 ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp của cá, nó cũng là chất thải của quá trình trao đổi khí của cá. CO2 gây ngộ độc và cản trở việc lấy O2 của cá. Nếu CO2 thừa cá sẽ ngữa bụng, nếu CO2 tăng trong nước (37mg) mặc dù O2 lớn cá cũng khó lòng lấy được O2 ngạt chết.
4. Ảnh hưởng của độ PH.
Mỗi loài cá thích hợp ở độ PH nhất định. Nếu PH ngoài giới hạn đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cá, ở mức độ biến đổi nhẹ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Ví dụ: PH ngoài ngưỡng (tăng hoặc giảm) đều làm tăng ngưỡng O2 của cá. Nếu PH giảm hoặc tăng quá lớn sẽ làm cá chết, độ PH phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng CO2 và các dạng H+ vì vậy PH thay đổi theo ngày đêm (đêm, PH giảm, ngày tăng) và theo mùa đối với môi trường nhiều sinh vật sinh sống. Thường với cá nuôi độ PH thích hợp là trung tính.
5. Ảnh hưởng của muối hoà tan.
Muối hoà tan trong nước có nhiều dạng, NaCl, KCl, Amoni...sự tăng giảm hàm lượng muối sẽ kích thích thấu kính điều chỉnh độ tiêu hao O2. Thường độ muối tăng với cá nước ngọt đều giảm lượng tiêu hao O2 với muối Amoni, thường là kết quả của quá trình trao đổi chất tác dụng không tốt đến hô hấp và sức khoẻ của cá trong quá trình vận chuyển.
6. Ảnh hưởng do cọ sát.
Quá trình vận chuyển cá là một quá trình trải qua nhiều công đoạn khác nhau như: đánh cá, ép cá, đóng cá...các công đoạn đó đều phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng. Vì vậy việc gây cọ sát cho cá là không tránh khỏi. Hoặc mật độ vận chuyển là rất lớn sự cọ sát giữa cá với cá, cá với dụng cụ cũng rất
đáng kể. Sự cọ sát ít nhiều cũng gây tổn thương cho cá. Đó chính là cơ sở làm ảnh hưởng sức khoẻ cho cá, là cơ sở để một số bệnh ký sinh phát triển.