KT ƯƠNG CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG, CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG 1 Biện pháp kỹ thuật chung.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống cá nước ngọt (Trang 48 - 53)

1. Biện pháp kỹ thuật chung.

a. Lựa chọn ao ương.

Lựa chọn ao ương có những tiêu chuẩn sau:

- Diện tích ao ương: 500 – 2500m2 với ao ương cá bột lên hương có thể lựa chọn ao nhỏ hơn, ao ương cá giống lựa chọn ao có diện tích lớn hơn.

- Độ sâu ao từ 1,2 – 1,5m nước.

- Ao phải chủ động cấp và thoát nước. - Bờ ao chắc chắn và quang đãng. - Độ PH của ao 6 – 8.

b. Phương pháp cải tạo ao ương.

* Mục đích của việc cải tạo ao.

- Hạn chế đến mức thấp nhất nguồn bệnh và dịch hại của cá. - Tạo điều kiện môi trường tốt cho cá phát triển.

- Tạo thuận lợi cho phù du, sinh vật và các đối tượng làm thức ăn cho cá phát triển.

Việc cải tạo ao càng thực hiện triệt để thì kết quả ương san càng cao. + Các bước cải tạo ao.

- Tát thật cạn ao ương.

- San phẳng đáy ao, vét, bùn, dọn cỏ cây quanh bờ. - Bón phân vôi.

Lượng vôi: 5 – 8 kg/ 100m2.

Phân: Phân chuồng 40 – 60kg/ 100m2.

Thiếu phân hữu cơ thay bằng phân NPK hoặc phân vi sinh (8 – 10kg/100m2).

- Bừa và trang phẳng đáy ao.

- Phơi đáy ao 3 – 5 nắng (se cứng mặt).

- Lọc nước để ổn định 2 – 3 ngày thả cá mức nước ban đầu: 60cm, sau đó tăng dần trong quá trình ương.

2. Ương cá bột lên cá hương.

+ Yêu cầu cá bột đem ương phải khoẻ mạnh và vừa kết thúc giai đoạn 1 (cá vừa vắt chỉ thâm).

+ Trước khi thả cá phải kiểm tra môi trường.

- Cách đơn giản nhất là thả một số cá vào ít nước môi trường trong vòng 20 – 30 phút cá vẫn khoẻ bình thường là tốt.

- Không nên thả cá ở một điểm mà thả ở nhiều điểm trên ao, thả cách bờ 1m.

- Khi thả phải lội nhẹ nhàng tránh làm đục nước. + Mật độ thả như sau: - Trắm cỏ: 2,5 – 3 vạn bột/ 100m2. - Mè trắng, trôi: 2 – 2,5 vạn/ 100m2. - Mè hoa: 1,5 – 2 vạn/ 100m2. - Chép: 1 – 1,5 vạn/ 100m2. - Rô phi: 2 – 2,5 vạn/ 100m2.

Mật độ thả còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Phụ thuộc vào diện tích ương: Nếu diện tích ương sẵn có thì nên ương mật độ thưa hơn cá sẽ mau lớn nhanh chuyển giai đoạn.

- Phụ thuộc vào điều kiện sinh thái cụ thể các yếu tố sau: Nhiệt độ, độ trong, hàm lượng, O2 của nước PH...yêu cầu độ trong  25cm, O2  3mg, PH 6,5-7,5 nếu nhiệt độ (22 – 280C) là tốt.

b. Chăm sóc quản lý.

+ Chế độ dinh dưỡng:

- Thức ăn tinh: Thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn phối chế (cám mịn 70% + 30% bột cá nhạt hoặc bột đỗ tương), lượng ăn từ 200 – 300g/100m2 ao ( ngày cho ăn ngày 2 lần vào 9h và 14h). Thời gian đầu cho cá ăn số lượng ít hơn càng về sau càng tăng lượng ăn.

- Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ, bón định kỳ 5 – 7 ngày bón 1 lần 10- 15kg/ 100m2 ao. Nếu thiếu phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ không đạt yêu cầu thì bổ sung thêm phân vô cơ hoặc thay bằng phân vi sinh hoặc NPK (100kg phân hữu cơ = 20kg phân vi sinh).

- Cách bón phân: Phân nên vãi đều khắp mặt ao, bón theo màu nước gây màu xanh lục cho ao và bón phân giữ màu với độ trong = 20 – 30cm là đạt.

+ Điều chỉnh mực nước: 3 – 5 ngày tăng mực nước mới lên 10 – 15cm. Nước mới kích thích cá hoạt động và dinh dưỡng cá rất mau lớn.

+ Chế độ kiểm tra: Thường xuyên kiểm tra ao ương, cống ao, trạng thái cá, tốc độ tăng trưởng, chế độ ăn, màu nước...

+ Phòng trị bệnh và dịch hại: Theo dõi bệnh cá và các loại dịch hại để điều trị và tiêu diệt kịp thời như: bệnh nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, đốm đỏ, lernea, sinergacilus.

- Diệt bắp cày, tão nhớt, bọ gạo..

+ Luyện cá: ở cuối giai đoạn hàng ngày nên đùa luyện cá 1 – 2 lần vào sáng sớm hoặc buổi chiều: mục đích của đùa luyện là đảo màu trong ao, để thức ăn phát triển, giúp cá quen chịu điều kiện thay đổi sẽ chịu đựng tốt hơn với môi trường và nhất là quá trình đánh bắt thu hoạch sau này. Cường độ luyện tăng dần 30 phút/ lần.

- Sau khi trời mưa nên đùa luyện ao nhằm làm cân bằng PH của nước mưa tránh ảnh hưởng cho cá.

+ Kết quả của giai đoạn: Sau 20 – 30 ngày cá phải đạt 2 – 3 cm.

3. Ương cá hương lên cá giống.

a. Thả cá.

+ Yêu cầu cá thả.

- Cá phải khoẻ mạnh, không bệnh tật. - Độ đồng đều cao.

- Kích thước tiêu chuẩn 2 – 3cm.

+ Trước khi thả phải kiểm tra môi trường. - Độ sâu nước 0,6 – 0,8m

- Độ trong:  30cm. - O2 3mg/ lít. - PH: 6,5 – 7,5.

- Nước không bị ô nhiễm.

- Có thể lấy 1 ít nước ao thả cá vào thả 20 – 30 phút nếu cá vẫn khoẻ mạnh là được.

+ Mật độ thả.

- Trắm cỏ rô phi: 30 – 40con/ 1m2

- Mè trắng, mè hoa, trôi: 25 – 30 con/ 1m2. - Chép: 15 – 25 con/ 1m2.

- Tùy điều kiện diện tích, môi trường...có thể tăng giảm mật độ cho thích hợp.

b. Chế độ chăm sóc: quản lý.

- Thức ăn tinh: Sử dụng cảm bã 70% với 30% bột cá nhạt hoặc bột đỗ tương. Lượng ăn 300 – 400g/100m2 ao ngày ăn 1 đến 2 lần, thức ăn được cho ăn tăng dần, có thể bổ sung thêm thức ăn đặc trưng của từng loài.

Ví dụ: Cá trắm cỏ, rô phi hoặc trôi ro hu kết hợp thêm thức ăn thực vật như: bèo tấm, bèo hoa dâu non...

- Phân bón: ở giai đoạn này vẫn rất cần phân bón vì cá vẫn còn ăn sinh vật phù du và các sinh vật khác, nhưng tuỳ đối tượng mà tăng giảm lượng phân. Với cá mè, chép, trôi vẫn duy trì lượng phân như: giai đoạn cá hương, với trắm cỏ, rô phi nên thay thế phân hữu cơ bằng phân vi sinh hoặc vô cơ hoàn toàn, lượng bón ở giai đoạn đầu vẫn duy trì như cá hương nhưng về sau giảm dần.

+ Điều chỉnh mực nước: 3 – 5 ngày kích thích nước cho cá 1 lần 10 – 15cm.

+ Chế độ kiểm tra: Kiểm tra ao, trạng thái cá, màu nước, độ tăng trưởng của cá, bệnh tật....

+ Phòng trị bệnh và dịch hại.

- Ở giai đoạn này cá chịu đựng môi trường tốt hơn, dịch hại cũng giảm đi nhiều, chủ yếu phòng bệnh cho cá như bệnh giáp xác, viêm ruột, đốm đỏ....

+ Đùa luyện cá: Cuối giai đoạn trước khi xuất (10 ngày) nên đùa luyện cá 1 – 2 lần/ ngày mỗi lần 30 phút khi xuất, cá rất khoẻ (dẻo con).

+ Kết quả cần đạt: Sau 50 – 60 ngày ương cá giống phải đạt được như sau: - Trắm cỏ: 10 – 12 cm. - Mè hoa: 10 – 15cm. - Mè trắng: 8 – 10 cm. - Trôi chép: 6 – 8 cm. - Rô phi: 4 – 6 cm.

CHƯƠNG V:

KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG I. QUÁ TRÌNH HÔ HẤP CỦA CÁ. I. QUÁ TRÌNH HÔ HẤP CỦA CÁ.

1. Cấu tạo của mang cá.

a. Cấu tạo.

Mang cá có nguồn gốc phát triển từ nội bì, ở mỗi loài cá cá cấu trúc mang có những điểm khác nhau, ở cá xương nhìn chung mang cá có cấu chúc như sau:

- Khe mang: Mỗi bên 1 khe mang.

- Cung mang: 4 – 5 đôi cung mang trong đó...có một đôi thoái hoá, các cung mang được xương nắp mang bảo vệ, xương nắp mang và màng nắp mang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của cá.

- Cấu tạo của cung mang (tấm mang) mỗi cung mang gồm 3 phần chính: Phiếu mang (bản mang hay xưởng cung mang), phía trong xương cung mang là lược mang, phía ngoài là tơ mang.

- Tơ mang đóng vai trò chính trong hô hấp mỗi cung mang có 2 dãy tơ mang. Trên tơ có lá mang, trên lá mang có nếp gấp để tăng diện tích tiếp xúc. Trên bề mặt lá mang có mạch máu chằng chít.

- Cấu tạo của lá mang gồm 3 loại tế bào: tế bào mô có nếp gấp, tế bào kẽ cho nước và tăng khả năng diện tích tiếp xúc với nước, tế bào nhớt giảm ma sát và bụi bẩn mắc lại.

+ Cơ chế trao đổi khí: máu chảy vào mang theo động mạch, vào động mạch tơ mang đến mao mạch ở lá mang. Sau khi trao đổi khí máu tập trung lại ở động mạch ra của tơ mang  động mạch ra mang rồi vào hệ thống động mạch chủ về tim.

- Điều khiển hoạt động các bộ phận của mang là hệ thống cơ mang.

b. Vận động hô hấp của mang ở cá xương (sự thở).

+ Theo học thuyết của nhà sinh lý học Bagnioni khi cá hít vào khoang miệng mở ra dẫn đến khoang nắp mang mở ra nhưng màng nắp mang vẫn đóng

 thể tích khoang miệng rộng ra làm áp xuất trong khoang giảm nhỏ hơn áp xuất môi trường, nước tràn vào miệng.

- Động tác thở ra: Miệng đóng lại xương nắp mang hạ xuống, màng nắp mang mở ra, lúc này thể tích trong khoang miệng giảm  áp xuất tăng nước bị ép trào ra ngoài.

+ Theo nhà sinh lý học Nhi cốp: Vận động thở của cá không phụ thuộc vào miệng mà chủ yếu là xương nắp mang và màng nắp mang điều chỉnh quá trình nước qua mang, ở một số loài cá không có xương nắp mang quá trình thở của cá lại chủ yếu là miệng. Như vậy để giải thích sự vận động thở của cá phải căn cứ vào cấu tạo cụ thể. Nhưng về cơ bản phải là sự kết hợp giữa miệng và mang. Sự kết hợp tốt giữa miệng và mang cá thở tốt.

c. Tần số hô hấp của cá.

Là số lần thở của cá trong một đơn vị thời gian được xác định bằng phương pháp đếm trực tiếp hoặc xác định đồ thị vận động của xương nắp mang.

+ Tần số hô hấp phụ thuộc vào loài trạng thái cơ thể, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như hàm lượng khí, nhiệt độ, áp xuất môi trường.

d. Một số chỉ tiêu hô hấp của cá.

+ Lượng tiêu hao O2 của cá: Là lượng O2 tính theo mg hoặc ml mà mỗi đơn vị khối lượng cơ thể cá tiêu hao cho trao đổi chất trong một đơn vị thời gian nhất định (tính bằng giờ).

- Lượng tiêu hao O2 cực đại là lượng tiêu hao O2 ở trạng thái vận động và hoạt động của cơ thể lớn nhất. Thường lượng tiêu hao O2 cực đại lớn hơn 3 lần ở trạng thái cơ sở.

- Lượng tiêu hao O2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ thể như: loài, tuổi, giới tính, giai đoạn, trạng thái... thuộc vào yếu tố môi trường: p, khí, nhiệt độ...

+ Ngưỡng O2 của cá: Là giới hạn hàm lượng O2 (tính bằng mg hoặc ml) gây ngạt thở cho cá. Ngưỡng O2 phụ thuộc vào loài, tuổi giới tính, trạng thái phụ thuộc vào môi trường, nhiệt độ hàm lượng O2, phụ thuộc vào điều kiện sống (cá sống nơi O2 cao thì ngưỡng O2 cũng cao).

+ Mức độ sử dụng O2 của cá (hiệu quả sử dụng) là hiệu số lượng O2 đi vào mang và lượng O2 lúc đi ra khỏi mang được biểu thị bằng %. Thường cá có mức sử dụng cao 1a > 60%, cá sống ở vùng nước chảy có mức độ sử dụng thấp hơn cá sống ở nước có dòng chảy nhỏ hơn.

2. Hô hấp phụ của cá.

Mang là cơ quan hô hấp chính ở một số cá còn có phần phụ lấy khí trời như: da, mồm, ruột, phổi, bóng hơi. Hiện tượng hô hấp bằng khí trời gọi là hiện tượng hô hấp cưỡng bức nó chỉ diễn ra khi gặp điều kiện hô hấp bằng mang gặp khó khăn như: O2 nước quá thấp, CO2 quá lớn...

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống cá nước ngọt (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)