Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của súng và đạn

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học giáo dục quốc phòng an ninh (trình độ cao đẳng) phần 2 (Trang 45 - 47)

4. Súng diệt tăng B

4.3. Tên gọi, tác dụng, cấu tạo của súng và đạn

4.3.1. Tên gọi, tác dụng cấu tạo của súng

- Nòng súng

+ Tác dụng: Để làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc, định hướng bay

cho đạn, tạo cho đạn tốc độban đầu nhất định + Cấu tạo:

Nòng súng cấu tạo bằng hai ống thép phía trước và sau được nối liền với nhau bằng van ốc, gồm có: Khuyết lắp đạn để làm cữ khi lắp đạn. Bệ đầu ngắm và bệ thước ngắm để liên kết thân đầu ngắm và thân thước ngắm với nòng súng. Tai nắp hộp cò để lắp hộp cò và giữ hộp cò với súng. Bệ lắp kính ngắm quang học có gờ mang cá. Phía dưới đoạn ống có ổ kim hoả. Bên trong có lỗ kim hoả xuyên

qua thành nòng súng. Phía trước có mấu giữ và tai nắp hộp cò, đường kính của

đoạn ống là 40mm là cỡ súng.

Tay cầm phụ. Đoạn nòng phình rộng để chứa khí thuốc, làm giảm áp suất khí thuốc nén vào thành nòng khi áp suất khí thuốc trong nòng tăng lên và tạo

điều kiện cho thuốc cháy hết để có lực đẩy lớn nhất. Đoạn nòng hình nón cụt có

đường kính nhỏ nhất để tạo cho áp suất khí thuốc nhanh chóng đạt đến giá trị cần thiết, làm tăng tốc độ phụt khí thuốc vể sau, tạo cho đạn có tốc độ đầu lớn nhất.

Đuôi hình loacó vành tán để làm giảm lửa phụt về sau khi bắn và giữcho đất cát bụi bẩn không lọt vào trong nòng súng, ốp che nòng để cầm và tì vai khi bắn.

- Bộ phận ngắm cơ khí

+ Tác dụng: Để ngắm bắn vào mục tiêu khi không có kính ngắm quang học. + Cấu tạo: Hình 48: Bộ phận ngắm cơ khí 1 2 8 9 10

144

1. Thân đầu ngắm; 2. Đầu ngắm dấu (-). Đầu ngắm dấu (+); 4. Vòng bảo vệ; 5. Khung bảo vệ dầu ngắm khi gập; 6. Thân thước ngắm; 7. Khe ngắm;

8. Cữ ngắm; 9. Khung bảo vệ thước ngắm khi gập; 10. Lỗ bầu dục.

(Nguồn: Giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Tổng cục Dạy nghề 2015).

Đầu ngắm: Có hai đầu ngắm khác nhau. Đầu ngắm phụ có dấu (+) để bắn khi nhiệt độ không khí trên 0oC. Đầu ngắm chính có dấu (-) để bắn khi nhiệt độ không khí dưới 0oC.

Thước ngắm: Có thân thước ngắm có các số từ 2 đến 5 ứng với cự li bắn ở

thực địa từ 200 đến 500m. Bên phải thước ngắm có khấc để giữ cữ ngắm ở từng vị trí theo cự li bắn. Cữ ngắm: Đểđiều chỉnh cự li bắn, trên cữ ngắm có khe ngắm và lỗ bầu dục để nhìn được vạch khấc và số trên thước ngắm. Bên trái có núm

điều chỉnh.

- Bộ phận cò và tay cầm

+ Tác dụng: Để khoá an toàn khi lắp đạn, giải phóng búa. + Cấu tạo:

Hình 49: Bộ phận cò

(Nguồn: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh, dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008).

Hộp cò để liên kết các chi tiết bên trong của cò, gồm có: Vành cò, lỗ lắp chốt hộp cò, trục lắp búa, khuyết chứa mấu giữ hộp cò, lỗ chứa đuôi cán cần đẩy, khuyết tháo nắp cần đẩy, tay cầm và nắp hộp cò.

Tay cò đểbóp cò. Búa để đập vào đuôi kim hoả khi bóp cò, gồm có: Lỗ lắp trục búa, khấc giương búa, khấc an toàn, mặt búa, mấu giương búa, khuyết sau búa. Cần đẩy và lò xo cần đẩy để đẩy búa đập vào kim hoả khi bóp cò, gồm có:

Đầu đẩy (đầu dài) và đầu tì (đầu ngắn) để khớp vào khuyết sau búa, cán cần đẩy, lò xo cần đẩy.

Lẫy cò để khi giương búa mấu đầu lẫy cò giữ búa ở thếgiương. Khoá an toàn để giữ an toàn cho súng sau khi đã lắp đạn.

145 - Bộ phận kim hoả

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học giáo dục quốc phòng an ninh (trình độ cao đẳng) phần 2 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)