4. Súng diệt tăng B
4.4. Chuyển động các bộ phận của súng và đạn
4.4.1. Vị trí của bộ phận cò và bộ phận kim hoảtrước khi giương búa
150
- Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc an toàn của đuôi búa. - Lò xo cần đẩy ở thế bình thường hơi ép lại.
- Đầu tì vào đầu lẫy khớp vào khuyết sau búa.
- Then an toàn chèn vào mấu tì đuôi cò làm cho tay cò không chuyển động
được.
- Lò xo kim hoả đẩy kim hoả tụt xuống, đuôi kim hoả nhô ra ngoài lỗ nhỏở
nắp ổ kim hoả.
4.4.2. Chuyển động của bộ phận cò khi giương búa
- Dùng tay ấn mấu giương búa, khuyết sau búa tì vào đầu đẩy của cần đẩy, ép lò xo cần đẩy xuống.
- Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc giương búa, giữ búa ở thếgiương.
- Then an toàn vẫn chạm vào mấu tì đuôi tay cònhư khi chưa giương búa.
4.4.3. Chuyển động của bộ phận cò và kim hoả khi mở khoá an toàn bóp cò
- Ấn then an toàn sang trái (mở khoá an toàn), khuyết ở then khoá an toàn thẳng với hướng lùi của mấu tì đuôi cò.
- Bóp cò: Vòng đuôi tay cò lùi về sau (mấu tì lùi vào khuyết ngang ở thanh an toàn). Đầu tay cò về trước nâng lẫy cò lên, mấu đẩy lẫy rời khỏi khấc giương
búa. Cần đẩy nhờ sức bung ra của lò xo đẩy búa đập lên trên. Do quán tính, búa
đập vượt qua vịtrí khi chưa giương và đập vào đuôi kim hoả.
- Khi búa đã đập, đầu tì khớp vào phía sau búa, đẩy đuôi búa trở lại nên búa không ở vị trí trên mà trở về ngay vị trí trước khi chưa giương búa (mặt búa và
đuôi kim hoả có khoảng cách).
- Kim hoả sau khi bịbúa đập, ép lò xo lại, đầu kim hoả nhô lên chọc vào hạt lửa, xong lò xo kim hoả lại đẩy kim hoả tụt xuống vịtrí ban đầu.
4.4.4. Chuyển động của đạn
Chuyển động của đạn khi bắn đạn đi (từ khi kim hoảđập vào hạt lửa cho đến hết giai đoạn đạn bay) khi quả đạn ra khỏi miệng nòng khoảng 2,5 đến 18m thì
đầu nổ của đạn đã hết an toàn.
- Khi bóp cò, kim hoả đập vào hạt lửa, làm bật tia lửa đốt cháy thuốc mồi phụ và thuốc mồi chính ở đuôi đạn. Thuốc mồi cháy phụt lửa qua các lỗ ở đuôi đạn làm thuốc phóng và thuốc vạch đường cháy. Thuốc phóng cháy, khí thuốc
đẩy nút nhựa xốp ởđuôi ống thuốc phóng qua đoạn hình nón cụt ở nòng súng làm cho áp suất khí thuốc tăng nhanh đẩy đạn bay ra khỏi nòng súng, đồng thời khí thuốc đẩy vào tuốc-bin làm cho quảđạn quay ngay khi chưa ra khỏi miệng nòng súng. Khi đạn vừa ra khỏi nòng súng: do đạn quay tạo thành lực li tâm và dòng
không khí đổ xô đến, cánh đuôi đạn được mở ra để ổn định hướng cho quả đạn
151
- Khi đạn vừa ra khỏi miệng nòng súng do có lực quán tính, nên cùng một lúc các bộ phận của đạn chuyển động như sau:
Thuốc đẩy cháy: Hạt lửa của ống thuốc đẩy ép lò xo đập vào đầu kim hoả
làm bật tia lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc mồi và khối thuốc đẩy. Thuốc
đẩy cháy, khí thuốc phụt mạnh ra 6 lỗ phụt khí phản lực tăng tốc độ bay cho đạn. Chuyển động của đầu nổ: Hạt lửa của đầu nổ ép lò xo đập vào đầu kim hoả
làm bật tia lửa, đốt cháy thuốc cháy chậm của bộ phận tự huỷ và thuốc cháy giữ
chốt hãm khối trượt. Chốt hãm khối trượt không còn thuốc chẹn đằng sau, nên thụt vào trong thân đầu nổđể mở chốt hãm khối trượt.
- Trục quán tính ép lò xo lại làm cho viên bi chẹn ở đuôi trục quán tính rơi
xuống đế lò xo. Khi lực quán tính mất dần, lò xo lại đẩy trục quán tính lên phía trên. Do không có bi chẹn ở đuôi trục quán tính, nên trục quán tính bị đẩy lên vị
trí trên cùng của lỗ chứa làm cho viên bi giữ khối trượt lọt vào đoạn nhỏ ở trục
quán tính để mở bi giữ khối trượt.
- Khi khối trượt đã được mở, bi và chốt hãm lò xo khối trượt bung ra đẩy khối trượt sang ngang đểđưa kíp điện vào vị trí nối mạch điện. Mạch điện lúc này
đã được nối, nhưng khi đạn chưa chạm mục tiêu đạn vẫn chưa nổ. Lúc này đầu nổ đã hết an toàn.
- Khi đạn chạm vào mục tiêu: Khi đạn chạm mục tiêu bộ phận sinh điện chịu một sức ép sinh ra điện làm nổkíp điện. Kíp điện nổ làm kíp mồi, kíp nổ của đầu nổ nổ, kíp nổ nổ làm thuốc nổ nổ. Thuốc nổ nổ, phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất tạo thành luồng xuyên để xuyên thủng và đốt cháy mục tiêu. Trường hợp đạn không chạm mục tiêu, thuốc cháy chậm của bộ phận tự huỷ nổ, cũng làm cho quả đạn nổ.