Nhận thức của nhóm dễ tổn thương

Một phần của tài liệu Báo cáo nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động việt nam (Trang 32 - 34)

16 Trồng trọt theo phương pháp đốt nương rẫy là quá trình chặt bỏ cây trên một khu đất, đốt cây còn sót lại và sử dụng tro để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất mà sau này dùng để trồng cây lương thực.

4.6. Nhận thức của nhóm dễ tổn thương

Mẹ đơn thân có con nhỏ

Nghiên cứu thực hiện các thảo luận nhóm với các mẹ đơn thân ở thành thị và nông thôn. Mọi người cho biết có nhiều nguyên nhân khiến họ trở thành mẹ đơn thân, như chồng chết hay li dị (vấn đề này phổ biến ở thành thị hơn nông thôn), hoặc mang thai ngoài hôn nhân hay có mối quan hệ cặp kè. Một số phụ nữ cho biết chỉ muốn có con nhưng không muốn có chồng.18

F1. Tôi tên Hương, 43 tuổi, tốt nghiệp ngành kinh tế Đại học Kinh tế. Tôi li dị vì chồng rượu chè và bồ bịch lung tung. Anh ấy hay đánh tôi. Tôi li dị 10 năm trước. Lúc ấy, con còn nhỏ nên tôi khó xin việc. Hiện tại, hai con tôi đã lên lớp bốn và lớp hai. Thu nhập chính của tôi có từ bán bánh mì buổi sáng. (Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam).

F2. Tôi tên Son, tốt nghiệp trung cấp. Tôi li dị vì chồng có người khác. Anh ấy làm lái xe và không chu cấp tiền nuôi con. Toà bắt anh ấy chu cấp nhưng anh ấy không gửi cho tôi một đồng nào. Tôi một mình nuôi ba đứa. (Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam).

F3. Tôi tên Phương, sinh năm 1972, làm nông. Tôi có một con trai sinh năm 2003. Tôi chưa từng kết hôn. (Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam).

F4. Tôi tên Qua, sinh năm 1978, làm nông. Chồng tôi mất trong một tai nạn lao động năm 2012. Chồng mất khiến cuộc sống của tôi gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài làm nông, tôi còn làm thêm nhiều nghề khác để kiếm sống. (Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam).

Tất cả mẹ đơn thân tham gia thảo luận nhóm đều cho biết phải làm những công việc không chính thức với thu nhập thấp như bán hàng rong, làm nông thời vụ, hay giúp việc nhà dù hầu hết đều tốt nghiệp trung học, thậm chí một số còn tốt nghiệp đại học. Trình độ học vấn của mẹ đơn thân ở nông thôn thấp hơn nhiều so với mẹ đơn thân ở thành thị. Phụ nữ thành thị cho biết có kế hoạch cho cuộc sống gồm một công việc tốt phù hợp năng lực, trong khi phụ nữ nông thôn không có một kế hoạch nào.

Nhìn chung, người tham gia không hài lòng với chất lượng kém của các trường mầm non công lập vì các cơ sở này thuê người giữ trẻ không có kinh nghiệp sư phạm bài bản về sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Các trường mầm non tư nhân với đội ngũ giáo viên và y tá đạt chuẩn có chất lượng tốt hơn và trông trẻ nhiều giờ hơn nhưng chi phí cao hơn nhiều.

18 Theo phân tích của các cuộc khảo sát trước nghiên cứu, phần lớn người dân nông thôn tin vào mô hình gia đình truyền thống. Phụ nữ ly hôn được xem là không thể có hôn nhân hạnh phúc vì thiếu những phẩm chất tích cực của phụ nữ như là người mẹ tốt, biết chăm lo gia đình, được xem là không thể có hôn nhân hạnh phúc vì thiếu những phẩm chất tích cực của phụ nữ như là người mẹ tốt, biết chăm lo gia đình, hay là người vợ biết cảm thông. Đời sống xã hội ở nông thôn đòi hỏi mỗi người dân phải làm một thành viên được cộng đồng làng xóm chấp nhận. Li dị nghĩa là bị gạt ra khỏi đời sống xã hội. Sự kì thị này xảy ra cả với mẹ đơn thân, với con họ và toàn bộ gia đình.

F3. Có khoảng cách giữa trường mầm non công lập và tư thục. Trường công có điều kiện tốt hơn nhưng không phù hợp với nhiều người như chúng tôi vì chúng tôi không thể đón trẻ trước khi trường đóng cửa, trong khi trường tư cho phép chúng tôi đón con trễ hơn. (Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở Quảng Nam).

F6. Người dân địa phương cần các trường mầm non có dịch vụ chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm để họ yên tâm gửi trẻ khi đi làm. (Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở Quảng Nam).

Người tham gia còn cho biết các trường tiểu học hoặc trung học cơ sở công lập ở nông thôn chỉ dạy một buổi (sáng hoặc chiều); vì thế trẻ tự chơi một mình trong nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày. Các bà mẹ lo tình trạng bỏ bê này dễ tác động tiêu cực tới trẻ nhỏ.

Những người mẹ đơn thân có con nhỏ không có sự giúp đỡ từ gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Các cơ sở chỉ nhận giữ trẻ từ ba tuổi trở lên. Mẹ đơn thân ở thành thị đôi khi phải sống xa gia đình nên không được gia đình giúp chăm con. Gia đình là sự hỗ trợ quan trọng nhất với những mẹ đơn thân có con nhỏ. Các mẹ đơn thân, bất kỳ ở tỉnh nào, đều phản ánh chính sách lao động của doanh nghiệp không đáp ứng nhu cầu của cha mẹ đơn thân. Ngay cả khi người quản lý nhân sự là nữ, lao động nữ cũng không được đối xử bình đẳng. Những người tham gia thảo luận cho rằng họ có ít cơ hội thăng tiến hơn đồng nghiệp nam và luôn phải đối mặt với thực tế bản thân là mẹ đơn thân và không có điều kiện linh hoạt để theo đuổi một ví trí công việc cao hơn, sự nghiệp, hay những cơ hội phát triển nghề nghiệp.

6: Cơ quan của tôi không quan tâm tới vấn đề giới ở nơi làm việc. Cơ quan có lãnh đạo nữ. Phần lớn người lao động là nữ, rất ít lao động nam, nên giới không phải là vấn đề. Tuy nhiên, lao động nam có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ. Họ có sức khoẻ tốt hơn và không nghỉ thai sản. (Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên). 5: Phụ nữ khó được thăng chức sau khi có con.

(Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

2: Phụ nữ có rất ít cơ hội thăng tiến vì phải dành thời gian chăm sóc và dạy dỗ con. (Thảo luận nhóm mẹ đơn thân ở thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

Hầu hết người tham gia thảo luận cho rằng trước khi làm mẹ đơn thân, một công việc tốt phù hợp với năng lực của họ là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, quan điểm này thay đổi sau khi sinh con. Thời gian làm việc cố định và thu nhập đủ để nuôi con trở nên quan trọng hơn đối với họ khi so sánh với sở thích và trình độ. Mẹ đơn thân sẵn sàng làm bất kì công việc gì có họ thu nhập tốt để nuôi con.

Nhìn chung, các mẹ đơn thân cảm thấy bị xã hội và Chính phủ bỏ rơi vì họ không phù hợp với mô hình gia đình truyền thống. Họ coi trọng việc dành cho con mọi thứ trong khả năng cho phép, kể cả nếu việc đó có thể làm họ thiệt thòi.

Vì tìm việc khó nên nhiều mẹ đơn thân tự kinh doanh đơn giản như bán đồ thủ công hoặc rau quả. Hầu như ai cũng phải làm ít nhất hai việc để có đủ thu nhập trang trải cuộc sống. Một số người nói họ được vay vốn chính sách để mua máy làm đồ thủ công, nhưng những người khác lại không biết cách làm hồ sơ xin vay.

Kết luận

Mẹ đơn thân có con nhỏ cho rằng việc thiếu chế độ cho phép làm việc theo thời gian linh hoạt và cho phép hài hoà giữa công việc và gia đình làm giảm cơ hội việc làm của họ. Thậm chí những người có bằng trung học (hoặc cao hơn) cũng phải làm những việc phi chính thức, có thu nhập thấp. Phần lớn mọi người không thể phát triển sự nghiệp vì không được hỗ trợ như đồng nghiệp nam. Không có nhiều chính sách hỗ trợ những khó khăn cụ thể của các mẹ đơn thân có con nhỏ. Trong khi một số chị nông dân được xin vay vốn, không có những tiêu chí và quy định dành cơ hội này cho hầu hết phụ nữ làm mẹ đơn thân. Các cơ sở mầm non tư thục không thuận tiện giờ giấc làm việc, các trường công lập có chất lượng thấp. Thay vào đó, hầu hết các mẹ đơn thân dựa vào sự giúp đỡ của gia đình trong việc chăm sóc con nhỏ để có điều kiện làm việc.

Phụ nữ khuyết tật

Người khuyết tật ở Việt Nam chiếm khoảng 5,8 phần trăm dân số, tương đương hơn năm triệu người khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc rối loạn tâm thần. Hơn bốn triệu người bị bệnh tật hoặc tai nạn trong độ tuổi từ 20 tới 60, và chỉ có 1,8 phần trăm người khuyết tật bẩm sinh. Do đó người khyết tật cảm nhận được sự khác biệt giữa một cuộc sống được đối xử bình đẳng và cảm giác bị gạt ra khỏi xã hội.

19 Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn phụ nữ khuyết tật nhờ sự giới thiệu của các hội người khuyết tật địa phương. Thảo luận nhóm với phụ nữ khuyết tật được thực hiện ở Hà Nội và TP HCM, và một xã ở tỉnh Quảng Nam. nữ khuyết tật được thực hiện ở Hà Nội và TP HCM, và một xã ở tỉnh Quảng Nam.

20 Xã hội học người khuyết tật (ví dụ, Albrecht, Seelman và Bury 2000) nhấn mạnh ba giả thiết: con người phụ thuộc lẫn nhau, và giao lưu xã hội là một phần căn bản của cuộc sống. Mọi người tạo nên xã hội thông qua những tương tác của họ. Nếu một nhóm người không thể tham hội là một phần căn bản của cuộc sống. Mọi người tạo nên xã hội thông qua những tương tác của họ. Nếu một nhóm người không thể tham gia vào những tương tác này, điều gì xảy đến với họ? Và ai quyết định những nhóm người này được phép tham gia hay không? Mô hình này muốn cho thấy người khuyết tật không chỉ là một hiện tượng sinh học hay sinh lý mà còn là một khái niệm xã hội.

Phần lớn người khuyết tật ở nông thôn và sống gần gia đình19. Thực tế này có một số hệ luỵ. Phụ nữ khuyết tật tham gia thảo luận nhóm cho rằng dù nhận thức về tầm quan trọng của sự hoà nhập của người khuyết tật trong xã hội và trên thị trường lao động ở thành thị ngày càng tăng, nhưng vẫn tồn tại tình trạng hoàn toàn thiếu hiểu biết, bất ổn, thành kiến và mê tín dị đoan về người khuyết tật ở khu vực nông thôn. Người tham gia thảo luận cho rằng miền Bắc vẫn còn nặng về truyền thống và bảo thủ nên ngày càng có nhiều người khuyết tật nghĩ đến việc chuyển vào Nam để có được cuộc sống tự lập.

D1: Đàn ông luôn được ưu tiên hơn phụ nữ. Ở quận Hoàn Kiếm, người khuyết tật nam và nữ được đối xử bình đẳng, không như ở nông thôn. Tôi biết trường hợp của Hương Giang, một vận động viên điền kinh khuyết tật chống nạng. Cô ấy sinh năm1983, là thành viên của Hội người khuyết tật. Dù gia đình không đồng ý về mối quan hệ, cô ấy và bạn trai vẫn vào Nam sống cùng nhau. Bây giờ họ đã có một vườn gà rất rộng và một đứa con kháu khỉnh. Mọi người chúng ta (tức những người khuyết tật tham gia thảo luận) sẽ phải gánh hậu quả nếu cứ để tình trạng này kéo dài. Nếu cha mẹ bạn sống ở thành thị, có thể họ sẽ suy nghĩ khác. Rất khó, thậm chí là không thể, thay đổi suy nghĩ của người dân nông thôn. (Thảo luận nhóm phụ nữ khuyết tật, Hà Nội).

D6: Đây là trường hợp của tôi. Người yêu của tôi và tôi bị khiếm thị. Chúng tôi yêu nhau được năm năm, nhưng cha mẹ không đồng ý mối quan hệ này. Họ nói: “tốt nhất con nên ở nhà. Nếu con cưới một người mù, cuộc sống của con rất khổ. Khi đó con quay lại và làm cha mẹ lo lắng.” Tôi nói với họ: “con sẽ lấy chồng và không dựa vào cha mẹ”, nhưng họ vẫn phản đối mối quan hệ và không muốn tôi kết hôn với người khiếm thị như tôi. Nhưng tôi vẫn cương quyết. Dù cha mẹ không đồng ý, tôi vẫn quyết tâm kết hôn. Tôi nói: “chúng con có thể sống riêng để xây dựng hạnh phúc của mình”. Chúng tôi không thể sống cùng cha mẹ suốt đời. Tại sao chúng ta phải làm những việc chúng ta không muốn vì người khác? Tôi sẽ dần khắc phục khó khăn và không bao giờ bỏ cuộc. Ở đây, tôi muốn nói tới gia đình cả hai bên đều không ai đồng ý cho cuộc hôn nhân này. Dù khiếm thị nhưng tôi vẫn có thể nhìn và làm được mọi thứ. Cha mẹ lo lắng cho tôi. “Ngay cả khi có con, con cũng không nhờ tới ba mẹ”, tôi nói như vậy. Nhưng họ nói: “con phải ở nhà để chăm các em. Nếu con lấy chồng, con sẽ không còn là con gái của ba mẹ”. Trước đó, cũng có nhiều người yêu tôi, nhưng tôi lại lo mình thành gánh nặng cho họ. Khi tôi gặp người yêu, tôi đã bỏ cái suy nghĩ ấy và nghĩ mình có thể tự chăm sóc bản thân. Cha mẹ tôi cư xử rất tệ với anh ấy đến nỗi tôi đã phải khóc. Khi có người yêu, tôi đã hiểu vì sao đàn ông lại mạnh mẽ hơn phụ nữ. Phụ nữ thường nhút nhát, cả nghĩ, và quá tự trọng. (Thảo luận nhóm phụ nữ khuyết tật, Hà Nội). Những người tham gia thảo luận cho rằng vẫn tồn tại tình trạng phân biệt xã hội hay “kì thị” khiến họ không phải là hình mẫu người vợ lý tưởng nam giới muốn lựa chọn hay thậm chí khiến họ không thể kết hôn. Họ tin rằng tình trạng này là do quan niệm về hình mẫu vai trò truyền thống: phụ nữ phải chăm con nên cần phải khoẻ mạnh. Phụ nữ khuyết tật thường sợ sinh con vì cảm thấy mình không được nguyên vẹn, và cách suy nghĩ này khiến họ bị tách ra khỏi xã hội. Tất cả những người tham gia thảo luận đều nhấn mạnh cảm giác không được xã hội chấp nhận hoàn toàn.20

Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn khi tìm việc. Những phụ nữ khuyết tật tham gia thảo luận có trình Do không có hoặc có rất ít mạng lưới, hội, hoặc trung

tâm tư vấn cho người khuyết tật ở nông thôn, phần lớn người khuyết tật, hầu hết là phụ nữ, sống cùng với gia đình suốt đời. Nhưng chính gia đình có thể cản trở người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ, sống tự lập; tình trạng này diễn ra chủ yếu ở nông thôn nhưng đôi khi cũng ở thành phố. Người tham gia thảo luận cho biết, dù sống cùng gia đình nhưng vẫn có thể chịu định kiến nặng nề từ các thành viên khác.

Một phần của tài liệu Báo cáo nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)