“Người khuyết tật gặp nhiều khó khă n bất kể khi nào và bất kì ở đâu.”

Một phần của tài liệu Báo cáo nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động việt nam (Trang 34 - 36)

độ học vấn khác nhau. Người nông thôn có học vấn thấp hơn, đặc biệt là nông dân nghèo. Một số phụ nữ có công việc làm thêm trong thôn, bản để có thêm chút thu nhập, như nhặt rác. Người khuyết tật ở thành thị có học vấn cao hơn. Những người này đều học nghề hoặc có bằng cao đẳng, đại học. Một số người còn tự mở tiệm kinh doanh như thợ may hoặc làm tóc. Họ nói rằng chủ yếu nhờ vào các mạng lưới quan hệ cá nhân hoặc vào Hội người khuyết tật mà họ có việc làm. Một số ít, đặc biệt người nông thôn, đã sử dụng dịch vụ của các TTDVVL, nhưng nhiều người không biết về hỗ trợ của trung tâm. Những người đã tham gia các chương trình đào tạo đánh giá tích cực về trung tâm, nhưng cũng phụ thuộc vào dạng khuyết tật của họ. Ví dụ, người khiếm thị không thể sử dụng Internet, không có bàn phím hoặc hệ thống âm thanh chuyên dụng, hoặc không biết nơi bán phần cứng chuyên dụng cho người khiếm thị.

Hội người khuyết tật Việt Nam có vai trò quan trọng. Hội tạo cơ hội cho người khuyết tật được giao lưu với những người đồng cảnh, cùng chia sẻ các vấn đề và tìm bạn mới, giúp họ có được tay nghề chuyên môn.

D1: Tháng nào hội viên Hội người khuyết tật Phú Inh cũng gặp nhau để tâm sự và giúp nhau. Hội hoạt động nhờ khoản kinh phí tài trợ của xã và huyện. Nhờ Hội, tôi đã tự tin hơn. Hội viên được chia thành các nhóm để thực hiện các hoạt động khác nhau. Mỗi người góp 5.000-10.000 đồng hàng tháng vào quỹ Hội. Tiền được chi vào việc thăm hỏi người ốm hay hiếu hỉ. Hội việc chủ yếu đến để được tâm sự với nhau. Có bao nhiêu nam, nữ khuyết tật trong xã? Hoàn cảnh kinh tế của họ thế nào?...Hội tổ chức dạy nghề, gửi hội viên đến doanh nghiệp làm việc, và thông báo cho hội viên về các cơ hội việc làm. Nhiều Mạnh Thường Quân cũng ủng hộ và cho người khuyết tật vay vốn. (Thảo luận nhóm với người khuyết tật, Quảng Nam.)

Q: Chị đánh giá sao về vai trò của Hội người khuyết tật? Tại sao các chị ở đây lại tham gia Hội?

D1: Hội có vai trò rất hữu ích, giúp liên kết với các tổ chức khác để hỗ trợ chúng tôi. Hội giúp chúng tôi học nghề và đồ nghề. Nếu học làm tóc, họ sẽ chu cấp học phí và cho đồ nghề làm tóc. Nếu nam giới học sửa máy hay xe cộ, hội cho đồ hành nghề. Chị Hậu không tự tin tham gia hội nhưng vào hội là quyền của chị ấy, và Hội có trách nhiệm giúp người khuyết tật. Hội còn phát động chương trình phẫu thuật mắt. (Thảo luận nhóm với người khuyết tật, Quảng Nam.)

Các hội người khuyết tật tổ chức các khóa dạy nghề khắp cả nước, các hội việc được khuyến khích tham gia. Dù các khóa dạy nghề này khá hữu ích, vẫn có rất ít doanh nghiệp sẵn lòng tuyển người khuyết tật. Thực tế cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa các quyền pháp lý của người khuyết tật và việc thực thi luật. Đây là lý do khiến hầu hết người khuyết tật coi việc tự làm là cách tốt nhất để có thu nhập ổn định.

D8: Hội không cho việc làm nhưng lại cho chúng tôi công cụ kiếm sống nhờ các khóa học nghề. Hơn nữa, Hội của tôi có trung tâm dạy nghề cho người khiếm thị, hợp tác với nhiều tổ chức phi chính phủ và các nhóm nhỏ để dạy nghề. Họ dạy nhiều kỹ năng khác nhau. Ở mỗi khóa, chúng tôi có cơ hội gặp các chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo để chúng tôi có thể xin tư vấn về các nghề phù hợp với người khuyết tật. (Thảo luận nhóm với phụ nữ khuyết tật, Hà Nội.)

Q: Hội người khuyết tật cần hỗ trợ gì cho hội viên trong tương lai?

D6: Tôi mong rằng Hội khuyết tật huyện Phú Xuyên sẽ có thêm nhiều hoạt động đào tạo, trao đổi với các huyện khác, và có thêm các khoá ngắn hạn. Dù là hội viên nhưng đây là lần đầu tiên tôi tới đây. (Thảo luận nhóm phụ nữ khuyết tật, Hà Nội).

Khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc năm 2018 khẳng định có tình trạng phân biệt đối xử với người khuyết tật ở thị trường lao động Việt Nam. Trong số 132 người khuyết tật được hỏi, có 55 phần trăm có hồ sơ xin việc bị từ chối vì tình trạng khuyết tật. Những người khuyết tật tham gia thảo luận nhóm khẳng định họ cảm thấy mặc cảm vì ngoại hình không bình thường hoặc vì khả năng giao tiếp “bình thường” bị hạn chế. Dù một số người, đặc biệt phụ nữ trẻ ở thành thị, ít nhất cũng có bằng phổ thông trung học và biết chút ít ngoại ngữ, người sử dụng lao động vẫn không thuê họ làm việc đúng với các kỹ năng này, mà để họ làm những công việc phổ thông. Người tham gia thảo luận cũng thường xuyên gặp khó khăn khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi vào các toà nhà.

D1: Người khuyết tật sử dụng hệ thống giao thông rất khó khăn. Người khuyết tật về vận động rất khó di chuyển. Bạn gái tôi phải đeo nẹp chân từ đùi trở xuống. Cô ấy mất hơn một phút để lên xe buýt, nhưng xe buýt ở Hà Nội chỉ cho phép dừng ở mỗi trạm trong thời gian rất ngắn. Không dễ để một người khuyết tật lên xe buýt. Hiện tại chỉ có xe buýt

số 3 có chỗ cho người đi xe lăn (Thảo luận nhóm phụ nữ khuyết tật, Hà Nội).

D6: Tôi từng chứng kiến trường hợp người lái xe buýt không cho người khuyết tật lên xe. Họ nói như vậy sẽ làm trễ giờ. (Thảo luận nhóm phụ nữ khuyết tật, Hà Nội).

D1: Tôi cũng biết trường hợp một người khuyết tật bị ép xuống xe buýt. (Thảo luận nhóm phụ nữ khuyết tật, Hà Nội).

Ngay cả khi đã có việc làm, người khuyết tật cũng phải vượt qua khó khăn khi tổ chức cuộc sống lao động và vấn đề đi lại.

D4: Với bất kì người khuyết tật nào, cơ hội việc làm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như loại công việc, môi trường sống, và hoàn cảnh gia đình. Ví dụ, ở một số vùng, có những công việc phù hợp với người khuyết tật nhưng không ở nơi bạn sống, và bạn không thể chuyển đến địa phương khác. Trong một số trường hợp, bạn thấy có công việc phù hợp với mình nhưng lại không ai giới thiệu bạn với người sử dụng lao động. Có những người bị khuyết tật ở tay và chân đến cửa hàng của tôi xin việc nhưng họ chỉ có thể làm những công đoạn đơn giản như may đường thẳng và không thể làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh như tôi. Tôi giới thiệu họ tới những cơ sở cho phép họ mang đồ về nhà làm, giúp họ có tiền. Dù thu nhập không cao nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc vì có thu nhập. Như chị Thương nói, rất khó để làm ra một cái áo vest hoàn chỉnh, vì kỹ năng của chị chưa đủ tốt. Ngoài ra, thị trường cũng cần những sản phẩm vừa đẹp, vừa được sản xuất nhanh. Nếu tôi nộp sản phẩm trễ có thể ảnh hưởng cả dây chuyền sản xuất. Tôi đã có kinh nghiệm với chuyện này rồi. Nhiều công ty từ chối tuyển người làm chậm. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận người khuyết tật với điều kiện họ phải đảm bảo tiến độ sản xuất. Tôi biết vài chị làm việc cắt chỉ và gấp sản phẩm cho công ty. Nhiều người phải sử dụng xe lăn hoặc nạng nhưng vẫn làm cho công ty Samsung ở Bắc Ninh, thu từ sáu tới bảy triệu đồng một tháng. (Thảo luận nhóm phụ nữ khuyết tật, Hà Nội).

Kết luận

Nhìn chung, thảo luận nhóm cho thấy phụ nữ khuyết tật ở thành thị có nhiều lợi thế hơn người khuyết tật ở nông thôn. Họ có thể học cao đẳng nghề hoặc đại học. Vì có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và kiến thức hơn, hiểu biết về các vấn đề kinh tế xã hội tốt hơn, họ tự tin hơn và có khả năng tự quyết cuộc sống. Tuy nhiên, dù kỳ thị xã hội đối với người khuyết tật ở thành thị đã giảm trong vòng 10 tới 15 năm trở lại đây, vẫn cần có những dịch vụ hỗ trợ tốt hơn về tư vấn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, việc làm, giao thông, trang thiết bị, và các phương tiện hỗ trợ đặc biệt. Ở nông thôn, nhiều người khuyết tật không hoà nhập được với cộng đồng. Họ bị hạn chế vì định kiến và thái độ e dè với người khuyết tật.

Thảo luận nhóm cũng cho thấy phụ nữ khuyết tật gặp khó khăn khi tiếp cận với đào tạo nghề và việc làm. Một số doanh nghiệp và người sử dụng lao động không muốn tuyển dụng người khuyết tật, cho thấy có độ vênh giữa luật và thực tế21. Phần lớn phụ nữ tham gia thảo luận đều nhận được hỗ trợ tài chính hoặc giúp đỡ chăm con nhỏ của gia đình và anh chị em nhưng chính điều này đôi khi lại cản trở người khuyết tật có cuộc sống tự quyết và tự ra quyết định.

4.7. Nhận thức của TTDVVL

Các cuộc thảo luận nhóm đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của các TTDVVL đối với nam và nữ. Các trung tâm này chưa được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. Những người không biết đến trung tâm hoài nghi về chất lượng kết nối việc làm của trung tâm cho cả nam và nữ. Để hiểu hơn rõ về công việc kết nối việc làm của các trung tâm, nhóm nghiên cứu phỏng vấn những cán bộ của trung tâm phụ trách kết nối việc làm cho cả nam và nữ.

Các TTDVVL có hai nhóm khách hàng: (1) những người nộp đơn xin hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp và (2) những người đang tìm việc. Số lượng người trong mỗi nhóm phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của thị trường lao động. Khi không có công việc thời vụ, số người nộp đơn xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng

Một phần của tài liệu Báo cáo nhận thức về bất bình đẳng giới tại thị trường lao động việt nam (Trang 34 - 36)