Chính sách tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 51 - 52)

nhánh Quảng Ninh

Chính sách cho vay TDĐT được Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy

định của Nhà nước tại nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về TDĐT và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước. Tuy nhiên đến năm

2011, sau gần 6 năm thực hiện thì Nghị định số 151/2006/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và cần có sự thay đổi để

phù hợp với thực tế. Vì vậy chính sách cho vay TDĐT phát triển của Nhà nước lại

được Chính phủthay đổi và thực hiện theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2011 để thay thế Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về TDĐT và

TDXK của Nhà nước. Nghị định mới ra đời thay đổi chủ yếu quy định vềđối tượng và các hình thức TDĐT và điều kiện cho vay chặt chẽhơn.

Về cơ bản, các quy định về chính sách tín dụng đầu tư tại Nghị định số

75/2011/NĐ-CP đã khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong chính sách cũng

như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách trong giai đoạn trước.

Một là, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP đã loại bỏ hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư, sự điều chỉnh này không chỉ giảm bớt hình thức chưa phát huy hiệu quả, mà còn tránh được sự trùng lặp về chính sách bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại phục vụ sản xuất – kinh doanh quy định tại Quyết định số

14/2009/QĐ-TTg (ngày 21/01/2009) và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg ngày

17/4/2009.

Hai là, cơ chế lãi suất được thực hiện theo nguyên tắc lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của NHPT. Nguyên tắc này hướng tới mục tiêu đảm bảo cho NHPT có thể bù đắp đủ chi phí huy động vốn bình quân, trang trải các chi phí hoạt động và tiến tới tự chủ về tài

43

chính, giảm bớt số vốn cấp bù từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng được quy định “điều chỉnh theo từng lần giải ngân” để đảm bảo cân đối giữa mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Ba là, danh mục dự án vay vốn đầu tư nhà nước được điều chỉnh tập trung

vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành nghề định hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 –

2020. Đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư được thu hẹp khá nhiều để tránh việc

đầu tư dàn trải, giảm bớt áp lực huy động vốn cho NHPT.

2.2.2. Quy trình cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 51 - 52)