Chính sách TDĐT của Nhà nước trong thời gian tới cần được hoàn thiện và
đảm bảo nguyên tắc xác định rõ phạm vi, đối tượng cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, qua đó giảm bớt áp lực về vốn cho ngân hàng và gánh nặng NSNN trong việc cấp bù chênh lệch lãi suất; phù hợp với cơ chế
thị trường, có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chính sách TDĐT sẽ thu hẹp dần cả về diện và mức độ để phù hợp với khả năng tài chính của Nhà nước, theo đó sẽ
88
tập trung ưu đãi về mức vốn cho vay, thời hạn cho vay; lãi suất cho vay sẽđảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí huy động vốn.
Thứ nhất, về danh mục đối tượng vay vốn: Bên cạnh các dự án có trong danh mục đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước hiện tại, cần xem xét bổ sung vào danh mục này một số loại hình dựán như: dự án phát triển kinh tế biển (chẳng hạn, xây dựng cảng biển theo quy hoạch); dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (xây dựng đường cao tốc, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt, cảng hàng không); các dự án phát triển hạ tầng du lịch đa mục tiêu theo chính sách xã hội hóa; các dự án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu theo các cam kết quốc tếvà chương trình của Chính phủ.
Thứ hai, về lãi suất cho vay: Mặc dù về lâu dài, chính sách lãi suất TDĐT
cần hướng tới tiệm cận lãi suất thị trường và xóa bỏ dần bao cấp của Nhà nước thông qua lãi suất, song trong giai đoạn hiện nay, đểthúc đẩy hoạt động đầu tư vào
các ngành nghề, địa bàn theo danh mục cần khuyến khích, cơ chế lãi suất của Nhà
nước vẫn cần có những ưu đãi nhất định so với lãi suất cho vay của các ngân hàng
thương mại.
Lãi suất vay vốn phải được quy định gắn với từng đối tượng, nhóm đối tượng
ưu đãi cụ thể, phù hợp với định hướng của Đảng và Chính phủ về chính sách phát triển đối với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.
Mức lãi suất cho vay cao nhất có thể tiệm cận dần lãi suất thị trường nhưng
chỉ áp dụng đối với những ngành nghề, lĩnh vực có khảnăng sinh lời cao hơn so với
các đối tượng khác trong danh mục đối tượng vay vốn TDĐT.
Nhà nước chỉquy định mức sàn và trần lãi suất cho vay đối với các nhóm đối
tượng vay vốn; còn lãi suất cho vay với từng dự án cụ thể do NHPT quyết định phù hợp với mức độ rủi ro dự án theo kết quả thẩm định.
Thứ ba, về xử lý rủi ro: Xem xét bổ sung thẩm quyền quyết định xử lý rủi ro của NHPT đối với một sốtrường hợp như: quyết định việc gia hạn nợ vượt thời hạn cho vay tối đa theo quy định về TDĐT để đảm bảo thu hồi vốn của dự án; quyết
89
việc xóa lãi vay nếu không làm tăng số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ
NSNN; quyết định việc xóa nợ gốc trong phạm vi số dư quỹ dự phòng quản lý rủi ro của NHPT; quyết định việc bán nợ trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị sổ
sách của khoản nợ nếu phần chênh lệch còn thiếu nằm trong phạm vi số dư quỹ dự
phòng rủi ro của NHPT. Việc quy định thẩm quyền đó một mặt đưa cơ chế xử lý rủi ro của NHPT tiến gần hơn tới thông lệ chung về quản trị ngân hàng mặt khác cũng
phù hợp định hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NHPT theo Chiến lược phát triển NHPT đã được phê duyệt.
Thứ tư, về bảo đảm tiền vay: tỷ lệ bảo đảm tiền vay đối với các dự án nên
được xác định theo nguyên tắc không vượt quá tỷ lệ bảo đảm tiền vay mà các NHTM áp dụng trong cùng loại dự án và loại hình cho vay. Đồng thời, mức độ bảo
đảm tiền vay cũng cần có sự phân biệt đối với từng nhóm dựán theo hướng ưu tiên đối với các dự án phục vụ an sinh xã hội và dự án nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn.