quyền, quyền chủ quyền biển, đảo...
Nghị định nêu rõ, dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền được hưởng các chế độ, chính sách.
Cụ thể, đối với dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp bằng hệ số 0,25 mức lương cơ sở; được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ sở. Đối với thuyền trưởng, máy trưởng được trợ cấp thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm mỗi người mỗi ngày bằng 0,08 mức lương cơ sở.
Đối với tự vệ được trả nguyên lương, các khoản phụ cấp hiện hưởng,
phúc lợi theo chế độ hiện hành và được hưởng thêm 50% lương ngạch bậc
tính theo ngày thực tế huy động; được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ sở; nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên
thì được áp dụng chính sách như đối với dân quân.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cán bộ chiến sĩ dân quân tự vệ nếu bị chết, hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ được xem xét, xác nhận là liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo
quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ quân tự vệ
Qua thực tiễn tình hình thực hiện pháp luật dân quân tự vệ ở nước ta cho
thấy hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ ở nước ta
hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó, chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của các chủ thể pháp luật; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật (đối với đại bộ phận nhân dân, vai trò quan trọng
nhất thuộc về các phương tiện truyền thông); vai trò, trách nhiệm của các cơ
quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ.
Thứnhất, ý thức pháp luậtvề dân quân tự vệ.
“Ý thức pháp luật là toàn bộ các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật, thái độ, sự đánh giá về pháp luật của các gia cấp, các tầng lớp xã hội, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi ứng xử của con người, trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức và hoạt động của các thiết chế xã hội”
Ý thức pháp luật thể hiện ở trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật, tình cảm, thái độ của con người đối với pháp luật, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội dưới môi trường điều chỉnh của pháp luật. Qua đó, có thể thấy rằng ý thức pháp luật là
cơ sở, nền tảng, định hướng và điều tiết hoạt động thực hiện pháp luật của các
chủ thể; đồng thời là tiền đề để hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong xã hội.
Trong tiến trình phát triển hàng ngàn năm của lịch sử loài người, ta thấy các tầng lớp xã hội sẽ không thể thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc, đúng đắn nếu thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật. Tính chất đúng hay sai, mức độ sâu sắc hay hời hợt trong suy nghĩ, tình cảm đối với các vấn đề pháp luật cũng phụ thuộc vào trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật của công chúng. Nếu đa số người dân có một trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật thì họ sẽ tích cưc tham gia các sự kiện pháp lý đang diễn ra dựa trên các chuẩn mực pháp luật từ đó sẽ thực hiện pháp luật đúng đắn, hợp lý. Khi các tầng lớp nhân dân có một trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật ở một mức độ nhất định thì đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, các ngành, nhất là cán bộ, công
chức làm công tác thực thi, bảo vệ pháp luật, buộc cũng phải nâng cao trình
độ hiểu biết pháp luật của chính mình, tức là họ cần có ý thức pháp luật ở một
trình độ cao hơn. Bên cạnh những mặt tích cực của hoạt động thực hiện pháp luật, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Đó là vấn đề người dân thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật dẫn đến việc thực hiện pháp luật một cách thụ động. Thực tế chỉ ra rằng, khi người dân thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành kém thì dễ dẫn đến các hành vi sai lệch, phạm pháp, phạm tội. Điều đó có ảnh hưởng tiêu cực tới ý thức pháp luật và việc thực hiện pháp luật của những người khác, vì họ rất dễ bị phản ứng dây chuyền theo cơ chế lây lan tâm lý. Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, trang bị cho người dân những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật là một việc rất cần thiết và cấp bách.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, mọi công dân trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, nếu thiếu ý thức pháp luật ở trình độ cao thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện và áp dụng pháp luật của mình trong quá trình giải quyết các công việc liên quan đến lợi ích của người dân. Sống và làm việc theo pháp luật là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mỗi công dân. Bên cạnh việc nâng cao trình độ tri thức pháp luật cho đội ngũ
cán bộ, công chức các cấp, các ngành, chúng ta cũng cần quan tâm đúng mức
tới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, trang bị cho người dân những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật. Từ đó tạo thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong hành vi của các chủ thể pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật sẽ đạt được hiệu quả.
Thứ hai, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác
phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về dân quân tự vệ cho các tầng lớp
Để nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng, chủ thể khác nhau, trước hết cần phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật là sự tác động chủ động, tích cực của chủ thể giáo dục lên đối tượng
giáo dục nhằm mục đích cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật, hình thành tình cảm, thái độ tích cực đối với pháp luật, tạo lập thói quen tuân thủ, chấp
hành và sử dụng pháp luật cho các đối tượngxã hội.
Điều đó được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 61/2007/NQ- CP ngày
07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chỉ thị số 32- CT/TW
của Ban bí thư Trung ương Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân “Sử dụng, khai thác và vận dung linh hoạt các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo tính phù hợp giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tư vấn pháp luật, trợ giúp, hòa giải cơ sở, giải quyết tranh chấp”. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động các lực lượng đoàn thể, chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan nhà nước và xã hội”. Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng có thể đưa đến cho đông đảo công chúng các thông tin, kiến thức pháp luật một cách nhanh chóng nhất, cập nhật nhất, rộng rãi nhất và phù hợp
nhất với nhiều đối tượng xã hội.
Ở nước ta hiện nay, đã có đủ các loại hình là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử ( trên mạng internet). Với thống kê của các nhà nghiên cứu thì các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang phát triển rộng khắp trên cả nước: 553 cơ quan báo chí, hàng trăm đài phát thanh, truyền hình ph. Với lực lượng
hùng hát triển nhanh chóng, tăng trưởng viễn thông Internet thuộc loại cao trên thế giới với tốc độ bình quân là 32,5%/năm. Với sự lớn mạnh đó, trước hết các phương tiện thông tin đại chúng cần làm tốt vai trò cung cấp thông tin đầy đủ và đa dạng hơn về các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trong đời sống pháp luật ở các địa phương cũng như trên cả nước; cung cấp những tri thức pháp luật cần thiết cho các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt” trong công tác triển khai thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật; phê phán và lên án những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật.
Các phương tiện thông tin đại chúng cần dành thời lượng nhiều hơn cho việc đăng tải những thông tin về các văn bản, chính sách pháp luật mới của Nhà nước và của chính quyền các cấp một cách đầy đủ và chi tiết. Cần mở thêm các chuyên mục mới về phổ biến, giáo dục pháp luật với thời lượng dài hơn, thông tin đa dạng, phong phú hơn và hình thức thể hiện hấp dẫn hơn.
Các báo nói và báo hình cần chú ý đến khung giờ phát song các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sao cho phù hợp với các nhóm đối tượng xã hội khác nhau. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần dành một thời lượng thích đáng cho việc đăng tải, phát sóng các thông tin về đời sống pháp luật đã được kiểm chứng chính thức và mang tính xây dựng. Đặc biệt, khi có các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra có tầm quan trọng liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, động chạm đến các giá trị, chuẩn mực,
pháp luật cơ bản như: Đường lối đối nội, đối ngoại, sửa đổi Hiến pháp, xây dựng và ban hành các bộ luật cơ bản, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, các hành vi tiêu cực,…Khi đó, định hướng thông tin của báo chí chính là phải
kịp thời đưa ra đường lối, quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước, ý
Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin phải đi liền với việc tuân thủ nguyên tắc tính chân thật, phản ánh đúng bản chất của vấn đề:
khen ngợi biểu dương mà không tô hồng; lên án, phê phán nhưng không bôi
nhọ. Khi phản ánh các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng cần tránh hai khuynh hướng: Đó là, phản ánh thiếu chọn lọc, thiếu sự cân nhắc, đưa tin tùy tiện, dễ dãi, chưa được kiểm chứng dẫn đến làm phức tạp hóa những vấn đề vốn đã phức tạp; Hoặc là khuynh hướng bưng bít, cắt xén làm khô khan thông tin về đời sống pháp luật, dẫn đến làm mất lòng tin của nhân dân.
Thứ ba, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực
hiện pháp luật về dân quân tự vệ.
Hoạt động thực hiện pháp luật là hoạt động của các cá nhân, các tổ chức và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà
nước ủy quyền. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp
luật, ngoài các biện pháp áp dụng đối với các tầng lớp nhân dân, còn rất cần thiết phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong
hoạt động thực hiện pháp luật.
Ở nước ta hiện nay, có thể thấy rằng đa số người dân có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm chỉnh trong việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, những khuyết điểm, sai phạm xảy tra trong hoạt động thực hiện pháp luật vẫn còn tương đối phổ biến, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khóa IX đã khái quát thực trạng này như sau: “ Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ dung kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng”. Có tình trạng này là do nhiều lúc, nhiều nơi, các cơ quan chức năng của nhà nước còn xem nhẹ, buông lỏng vai trò, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực,
ngành mà mình phụ trách, chưa phát huy hết vai trò, chức năng quản lý của mình. Đây là một nguyên nhân cơ bản làm giảm sút hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình:
- Quốc hội phải thường xuyên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đời sống xã hội, nhất
là các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
- Các cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra và các cơ quan
khác có liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia quản
lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, đồng thời tạo các điều kiện cần thiết để người dân có thể tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và thực hiện pháp luật một cách thuận lợi.
- Các cơ quan chức năng cần phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời
các hiện tượng tiêu cực, các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, vì “tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng”, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật.
- Bản thân mỗi cán bộ, công chức nhà nước phải luôn luôn gương mẫu
trong việc thực hiện pháp luật; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, pháp luật; nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; không để bản thân lâm vào tình trạng quan liêu, né tránh trách
nhiệm pháp lý của cá nhân, thói dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên; giải quyết công việc sai nguyên tắc, thái độ thờ ơ với công việc, tiêu xài lãng phí tiền cơ quan, không tuân thủ các quy định của cơ quan chủ quản, đặc biệt là sự tha hóa về đạo đức. Phải có thái độ hòa nhã, tôn trọng trong quá trình hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật.
Tiểu kết chương 1
Luật Dân quân tự vệ được quốc hội thông qua năm 2009 và được ban
hành và thực hiện từ năm 2010, việc tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ
về vấn đề cơ bản đã được tổng kết trong chương 1 của Luận văn đó là các
phần về khái niệm và nội dung pháp luật về dân quân tự vệ, các hình thức tổ
chứcLuật Dân quân tự vệ, nội dung tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ từ