2.3.2.1. Hạn chế
Một số cơ quan quân sự địa phương còn thiếu chủ động, linh hoạt, chưa
tạo sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong tham mưu giúp cấp ủy, uỷ ban nhân
dân thực hiện Đề án này. Có địa phương còn “khoán trắng” cho cơ quan quân sự; chưa tích cực, chủ động trong triển khai nhân rộng mô hình điểm ở cấp xã. Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp còn thấp. Một số cán bộ, đảng viên, nhất là khối doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV...
Tuy đạt được một số kết quả quan trọng, nhưng sau hơn năm năm triển
khai thực hiện Luật DQTV, các địa phương trên địa bàn Quân khu vẫn còn
một số hạn chế. Ngay cả các xã (phường, thị trấn) được chọn làm điểm, tuy có chuyển biến, tiến bộ, nhưng vẫn thiếu vững chắc; vai trò tham mưu của một số cơ quan quân sự cho cấp ủy, chính quyền còn hạn chế; sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng thiếu đồng bộ; tỷ lệ đảng viên trong DQTV chưa đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu nhiệm kỳ
2010 - 2015 đề ra; chế độ, chính sách đối với DQTV còn nhiều bất cập,...
Việc thực hiện Luật DQTV, một số văn bản quy phạm pháp luật đã bộc lộ vướng mắc, bất cập, cần có các văn bản mới điều chỉnh cho phù hợp với sự
phát triển kinh tế, xã hội, QPAN. Xuất phát từ tình hình trên, Chính phủ đã
ban hành 2 nghị định, đó là: Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 5-1-2016 của
Chính phủQuy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật
DQTV (thay thế Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 1-6-2010 của Chính
phủQuy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật DQTV);
việc phối hợp của DQTVvới các lực lượng trong hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng...
Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra ở một số địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, công tác triển khai thực hiện văn bản mới còn chậm, một số cán bộ ở Ban CHQS cấp xã, phường khi được hỏi về công tác xây dựng lực lượng, hoạt động của DQTV theo nội dung văn bản mới đều chưa nắm được, ảnh hưởng đến kết quả tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở về công tác quốc phòng, quân sự địa phương...
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác DQTV, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản mới ban hành. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm giúp mọi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu, nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về DQTV, để từ đó đề cao trách nhiệm trong thực hiện. Vì vậy, các bộ, ngành, quân khu, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt,
nhằm bảo đảm sự thống nhất nhận thức, đồng thuận trong tổ chức thực hiện.
Các văn bản mới nêu rõ việc phân cấp quản lý Ban CHQS cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị DQTV. Đây là một trong những nội dung quy định mới cần tập trung nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện. Về trang phục cho DQTV, như: Quần, áo, sao, mũ, phù hiệu... văn bản mới quy định phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Đồng thời, chế độ, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ DQTV cũng được quy định cụ thể, phù hợp với quy định của luật, sát với thực tiễn về yêu cầu nhiệm vụ
xây dựng DQTV và khả năng bảo đảm của từng địa phương. Đặc biệt, theo
quy định của Nghị định số 03/2016/NĐ-CP, các địa phương không thực hiện
thu quỹ QPAN, giảm đóng góp của người dân.
Đối với Nghị định số 133/2015/NĐ-CP của Chính phủ, khi nghiên cứu,
lượng được quy định cụ thể, từ thẩm quyền ban hành, nội dung cơ bản của quy chế, trách nhiệm của các cấp xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện tại Điều 4. Thẩm quyền điều động DQTV theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ biên giới đất liền và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển
Việt Nam tại Điều 5. Đây là nội dung mới so với Nghị định 74/2010/NĐ-CP,
bảo đảm sự liên thông, thống nhất với Nghị định số 06/2007/NĐ-CP, Nghị
định số 34/2014/NĐ-CP và Nghị định số 161/2003/NĐ-CP về trách nhiệm
chủ trì, trách nhiệm phối hợp trong bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Thẩm quyền điều động DQTV theo quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở tại Điều 6. Nội dung này có bổ
sung, phát triển và cụ thể so với Nghị định số 74/2010/NĐ-CP, bảo đảm phù
hợp Nghị định số 32/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tình trạng khẩn cấp về
quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; Nghị định số 74/2002/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Trao đổi thông tin, giao ban, sơ kết, tổng kết tại Điều 9 đã tiếp thu và điều
chỉnh cụ thể chi tiết phù hợp cho từng cấp, so với Nghị định số 74/2010/NĐ-
CP với 3 nội dung mới: Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan, tổ chức ở cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nơi không có Ban CHQS cơ quan, tổ chức ở cơ sở) phối hợp với cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức giao ban mỗi tháng một lần; sơ kết sáu tháng đầu năm và tổng kết hằng năm về hoạt động phối
hợp. Ban CHQS cấp huyện phối hợp với cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức giao
ban vào cuối quý I, cuối quý III; sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết hằng năm về hoạt động phối hợp. Việc giao ban, sơ kết, tổng kết về phối hợp hoạt động có thể lồng ghép vào giao ban, sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị chủ trì.
Phối hợp của DQTV trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam tại Điều 13. Đây là nội dung mới so với Nghị định
74/2010/NĐ-CP, phản ánh đúng thực tế hiện nay DQTV hoạt động phối hợp
với nhiều đơn vị như: Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các lực lượng khác liên quan thực hiện nhiệm vụ, chức năng tại Điều 40 Luật DQTV. Khắc phục được sự chồng chéo giữa các lực lượng phối hợp bảo vệ an ninh khu vực biên giới, đồng thời liên thông với Nghị định số
06/2007/NĐ-CP, Nghị định số 34/2014/NĐ-CP và Nghị định số 161/2003/NĐ-
CP về trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp trong bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Cơ quan quân sự địa phương các cấp, ban CHQS bộ, ngành Trung ương phải chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện tốt pháp luật về DQTV. Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở trong tổ chức thực hiện công tác DQTV. UBND các cấp chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc quyền rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch, đề án tổ chức, hoạt động, chế độ,
chính sách đối với DQTV giai đoạn 2016-2020 theo quy định củaNghị định
số 03/2016/NĐ-CP; xây dựng quy chế, điều chỉnh kế hoạch phối hợp hoạt
động giữa các lực lượng với DQTV theo quy định của Nghị định số
133/2015/NĐ-CP. Ban CHQS cấp huyện chỉ đạo kiện toàn, củng cố Ban
CHQS cấp xã sau bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021 và
xây dựng kế hoạch tổ chức, huấn luyện, diễn tập, hoạt động của DQTV.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, Do nhận thức của các cấp, các ngànhtrên địa bàn thành phố Hà
Nội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác PBGDPL về dân quân tự
vệchưa đầy đủ, chưa có sự quan tâm đúng mức và phối hợp vào cuộc giữa các
đơn điệu, không hấp dẫn, thu hút người nghe cũng là nguyên nhân ảnh hưởng
đến chất lượng PBGDPL về dân quân tự vệ.
Thứ hai, Hiện nay, hình thức chủ yếu vẫn là tuyên truyền miệng, qua
phương tiện thông tin đại chúng, cấp phát tờ gấp, tờ rơi, qua tủ sách pháp luật. Những hình thức giáo dục pháp luật khác như hòa giải ở cơ sở, câu lạc bộ, hội thi thu hút được đông đảo người tham gia, nhưng ít có điều kiện tổ chức. Chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật ở các trường học còn
thấp. Đội ngũ làm công tác PBGDPL về dân quân tự vệ đa số là kiêm nhiệm
nên về mặt nào đó chưa thật toàn tâm, toàn ý với hoạt động PBGDPL về dân
quân tự vệ. Kiến thức pháp luật, năng lực sư phạm, kỹ năng truyền đạt của một
số báo cáo viên, truyền truyền viên còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục pháp luật.
Thứ ba, Công tác đăng ký, quản lý dân quân rộng rãi chưa chặt chẽ,
công dân trong độ tuổi dân quân tự vệ, thống kê chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều thông tin, tỷ lệ nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV còn thấp.
Triển khai thực hiện công tác đăng ký công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự còn hạn chế như: Việc cập nhật các thông tin khi có thay đổi của công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ chưa kịp thời nhất là đối với công dân thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học;
Thứ tư,Mặt khác, chế độ thù lao đối với những người làm công tác GDPL
về dân quân tự vệ chưa tương xứng, nên chưa tạo động lực mạnh mẽ cho họ
khi thực hiện nhiệm vụ PBGDPLvề dân quân tự vệ.
Thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 62 của Thủ tướng Chính phủ còn chậm; công tác phối hợp với Hội Cựu chiến binh, cán bộ lao động
thương binh và xã hội trong việc giải quyết một số chế độ về chính sách hậu
phương quân đội theo Thông tư 158/TT-BQP ngày 15/8/2011 của Bộ Quốc
chặt chẽ. Việc thực hiện chế độ tang lễ đối với cấp úy; chế độ giám định
thương tật, chế độ giám định bệnh hiểmnghèo hiệu quả chưa cao;
Kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL về dân quân tự vệ có nơi còn khó
khăn, nhất là ở cơ sở, mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng. Cùng với điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, phương tiện đi lại...
cũng ảnh hưởng tới hiệu quả PBGDPL về dân quân tự vệ, từ đó dẫn tới kỷ
cương, phép nước bị có nơi còn lỏng lẻo, chưa nghiêm .
Kinh phí chi cho công tác Quốc phòng, quân sự địa phường thông qua HĐND phường còn thấp chưa đạt được so với chỉ tiêu nhiệm vụ theo
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận văn là việc nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ từ thực tiễn thủ đô Hà Nội, trong chương này
đã thực hiệnnghiên cứu khái quát lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn thành
phố Hà Nội về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức của Bộ tư lệnh Thủ đô
Hà Nội và Ban chỉ huy quân sự các quận (huyện) và các phường, xã , thị trấn,
qua đó có cái nhìn tổng quan về lực lượng dân quân tự vệ, để tiếpnghiên cứu
thực trạng tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ từ thực tiễn Thành phố Hà
Nội qua các mặt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
làm công tác phổ biến pháp luật về dân quân tự vệ và tổ chức thực hiện các
nội dung về pháp luật dân quân tự vệ trên địa bàn Hà Nội. Từ đó có thể đánh
giá tìm ra các mặt đã đạt được cũng như những hạn chế của việc tổ chức thực
hiện Luật Dân quân tự vệ từ thực tiễn của Thủ đô Hà Nội, qua các mặt hạn
chế trên cũng tìm ra được các nguyên nhân hạn chế để có thể tìm các giải
pháp khắc phục nhằm đảm bảo việc thực hiện Luật Dân quân tự vệ trên địa
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI