công tác phổ biến pháp luật về dân quân tự vệ
Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực thực tiễn và nghiệp vụ chuyên môn. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được lựa chọn phù hợp với những vấn
đề thời sự của đất nước, đặc điểm từng đối tượng, địa bàn, tình hình nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc các chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ ban hành; chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù và nâng cao chất lượng công tác này trong các học viện, nhà trường quân đội. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được các cơ quan quân sự địa phương thực hiện với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, gắn với học tập chính trị, huấn luyện quân sự, giáo dục quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ... Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có sự đổi mới, phù hợp với đặc điểm đơn vị và đối tượng. Triển
khai thực hiện nghiêm túc “Ngày Pháp luật”, xây dựng “Tủ sách pháp luật”,
từng bước đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của bộ đội. Các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật đã được khẳng định trong thực tiễn những năm trước đây, như: “Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân”; “Mỗi ngày một câu hỏi pháp luật”, “Mỗi tuần học một điều luật”; thi tìm hiểu pháp luật trên mạng viễn thông; phát hành bộ tài liệu về kỹ năng sống; ngân hàng câu hỏi pháp luật; sân khấu hóa “Ngày Pháp luật”; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật
với biểu diễn văn nghệ; thi tìm hiểu pháp luật; “Đề án Tăng cường phổ biến,
giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân giai đoạn 2013 - 2016”… tiếp tục
phát huy trong điều kiện mới, với cách làm mới, làm phong phú thêm nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng, có sức hấp dẫn, thu hút, cổ vũ mọi người tích cực tham gia. Nhờ đó, lượng thông tin pháp luật đến với cán bộ và nhân dân ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn, góp
phần điều chỉnh nhận thức, hành vi của cán bộ, nhân dân đối với pháp luật về dân quân tự vệ.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng DQTV theo đúng quy định của
Luật, Bộ tư lệnh thủ đô chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quân sự xã (phường, thị trấn)theo Quyết định số 799/QĐ-TTg, ngày 25-5-
2011 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự xã
(phường, thị trấn) trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm
2020 và những năm tiếp theo”. Thực tiễn công tác đào tạo cán bộ quân sự cấp
xã trên địa bàn Thủ đô trong những năm qua được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm: Từ năm 2011 đến năm 2016 các địa phương trên địa bàn Bộ tư lệnh thủ đô đã tổ chức được 31 khóa đào tạo chỉ huy trưởng quân sự xã (phường, thị trấn), cho 2830 đồng chí. Đội ngũ cán bộ qua đào tạo có sự trưởng thành về mọi mặt, phát huy tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương, cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hằng năm. Trong số cán bộ đó, có 85,46% tham gia cấp ủy địa phương; 94,5% là thành viên Ủy ban nhân dân; nhiều đồng chí đã đảm nhiệm chức vụ cao hơn trong hệ thống chính trị ở cơ sở…
Để tạo điều kiện cho chỉ huy trưởng và chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã được đào tạo đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên theo Luật DQTV, Bộ tư lệnh thủ đô đang tập trung chỉ đạo các địa phương rà soát chất lượng đầu vào, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo hoàn thiện cho số cán bộ đã qua các khóa đào tạo chương trình 14
tháng (Quyết định 54/QĐ-BQP), bảo đảm đúng tiêu chuẩn theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong tổ chức xây dựng lực lượng DQTV, Bộ tư lệnh thủ đô chỉ đạo các
địa phương, đơn vị chú trọng tuyển chọn đầu vào và thực hiện tốt nhiệm vụ
sự, quốc phòng của từng địa phương, cơ sở. Căn cứ vào Luật DQTV, Bộ tư
lệnh thủ đô chỉ đạo cơ quan quân sự các Quận, huyện tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân Quận, huyện ban hành chỉ thị, hướng dẫn các xã (phường) thực hiện công tác DQTV, nhất là quy trình tổ chức xây dựng lực lượng và kế hoạch tuyển chọn đầu vào. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh, cơ quan quân sự các cấp tiến hành tổ chức đăng ký công dân trong độ tuổi DQTV và lập kế hoạch phát triển, luân phiên DQTV ở cấp quận, huyện (thị xã) và cơ sở (xã, phường, thị trấn) theo Luật, bảo đảm công khai, dân chủ, có sự tham gia tích
cực củanhân dân. Đến nay, lực lượng DQTV nòng cốt trên địa bàn Bộ tư lệnh
thue đô cơ bản có đủ số lượng và chất lượng theo quy định. Hiện nay, tỷ lệ dân quân nòng cốt đạt 1,31% dân số; có đủ thành phần cơ động, tại chỗ, binh chủng, chuyên ngành. Những năm qua, Bộ Tư lệnh đã tham mưu cho Thành phố tổ chức đào tạo sĩ quan dự bị bằng nguồn ngân sách địa phương để bổ sung đủ cán bộ cho các đơn vị dự bị động viên. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan quân sự các quận, huyện phối hợp với địa phương đẩy mạnh thực hiện Đề án
“Quyhoạch, đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn
đến năm 2020” của Thành phố, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng công tác quân sự, quốc phòng từ cơ sở. Đến nay, Thành phố tuyển
chọn và đào tạo được 13 khóa Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn
trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở. Bên cạnh đó, các địa phương và cơ quan quân sự các cấp còn quan tâm thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, bảo đảm hoàn thành 100% chỉ tiêu, đúng luật, chất lượng có bước đột phá về trình độ văn hóa, là địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ công dân nhập ngũ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (năm 2014 là 40%, đợt 1 năm 2015 là 49,3%). Công tác giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho DQTV được các địa phương, cơ sở quan tâm, triển khai thực hiện đầy đủ nội dung, thời gian
theo đúng quy định. Ngoài huấn luyện thường xuyên, các địa phương còn tổ chức hội thi xã (phường, thị) đội trưởng giỏi; hội thi mô hình, học cụ huấn luyện DQTV; Công tác diễn tập được thực hiện theo kế hoạch; mỗi năm, các
tỉnh đều tổ chức diễn tập tác chiến - trị an cho 20 - 25% đầu mối đơn vị cấp
xã. Năm 2010, các địa phương đã chỉ đạo 17 quận (huyện, thị xã), 225 xã
(phường, thị trấn) tổ chức diễn tập tác chiến - trị an, 11 xã diễn tập phòng
chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, 10 xã diễn tập phòng không nhân dân, 12 xã diễn tập các hình thức chiến thuật DQTV.
2.2.3. Tình hình tổ chức thực hiện các nội dung về pháp luật dân quân tự vệ trên địabàn Hà Nội.
Sau khi Luật DQTV được ban hành, Bộ CHQS thủ đô Hà Nội đã chủ
động phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Thành uỷ,
HĐND, UBND thành phố lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện sát với đặc điểm tình hình của địa phương.
Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội đã tham mưu cho Thành ủy và UBND
Thành phố ban hành chỉ thị Chỉ thị số 07-CT/TU của Thành ủy, Chỉ thị số
12/CT-UBND của UBND Thành phố về tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về
DQTV; thành phố đã chỉ đạo quận Ba Đình làm điểm để rút kinh nghiệm
trong toàn thành phố. Bộ CHQS thành phố tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật
DQTV và công tác DQTV đạt kết quả tốt. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV kết hợp giữa tuyên truyền theo chuyên đề với tuyên truyền thường xuyên, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thanh nội bộ, các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao...
Nét mới trong công tác tuyên truyền là Bộ tư lệnh thủ đô đã tham mưu, chỉ
đạo thị trấn, xã, phường làm điểm việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật
Để bảo đảm chế độ, chính sách cho hoạt động của lực lượng DQTV,
Bộ CHQS thành phố đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho
HĐND thành phố ban hành nghị quyết số 13/2010/NQ-HĐND ngày
10/12/2010 Về cơ cấu tổ chức (thời bình); phân cấp nhiệm vụ chi và định mức chi từ ngân sách địa phương thực hiện theo Luật Dân quân tự vệ, trên địa bàn thành phố Hà Nội quy định mức phụ cấp, trợ cấp đối với lực lượng DQTV;
UBND thành phố ban hành quyết định 10/2011/QĐ-UBND ngày
02/03/2011về việc phân cấp nhiệm vụ chi thực hiện Luật Dân quân tự vệ giữa
các cấp ngân sách và một số chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự
vệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các mức này đều cao hơn quy định của
Luật DQTV; khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, thì mức phụ cấp, trợ cấp này cũng được điều chỉnh tương ứng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp lực lượng DQTV yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW (ngày 5-10-2002) của Ban Bí thư T.Ư
(khoá IX) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV và
dự bị động viên trong tình hình mới”, Đảng uỷ, Bộ CHQS thành phố đã tham
mưu cho Thành uỷ, UBND Thành phố ban hành nhiều chủ trương, biện pháp
lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các
tổ chức đảng, trọng tâm là giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên. Triển khai
thực hiện Quyết định 1902 (ngày 15-10-2010) của Thủ tướng Chính phủ về
“Phê duyệt đề án xây dựng mô hình điểm tổ chức, huấn luyện, hoạt động và
những biện pháp quản lý lực lượng DQTV”. Cơ quan quân sự các cấp đã làm
tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan, doanh nghiệp tiến hành rà soát, củng cố, xây dựng lực lượng DQTV đúng quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành và điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh cũng là
một trong những nội dung quan trọng trong tiểu đề án “Xây dựng, bảo vệ
vững chắc khu vực phòng thủ, phục vụ Đề án thí điểm phát triển kinh tế - xã
hội nhanh, bền vững thành phố Hà Nội” mà Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đang
triển khai nghiên cứu, xây dựng; trong đó, DQTV là lực lượng sẵn sàng tham gia giải quyết các tình huống phức tạp và khẩn cấp. Lực lượng DQTV hiện
được xây dựng đúng tỉ lệ, thành phần theo quy định (đảng viên trên 24%,
đoàn viên trên 51%).
Sau khi Luật DQTV chính thức có hiệu lực, vào tháng 9-2010, Hà Nội
đã tổ chức hội thao DQTV với nhiều nội dung, nhằm đưa công tác huấn luyện
của lực lượng này sát với yêu cầu nhiệm vụ. Vừa qua, Bộ tư lệnhthủ đô thành
phố phối hợp với Ban Dân vận Thành phố và Công an thành phố mở lớp tập
huấn tham mưu giải quyết các vấn đề phức tạp ở cơ sở cho các đồng chí là chính trị viên Ban CHQS cấp huyện, cấp xã và chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp
xã; Bộ CHQS thành phố mở lớp huấn luyện cho lực lượng dân quân thường
trực làm nhiệm vụ ở xã, phường, thị trấn sẵn sàng tham gia giải quyết các tình
huống phức tạp ở địa phương, cơ sở. Tỉnh đã thực hiện cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ DQTV nòng cốt và lựa chọn DQTV đủ tiêu chuẩn, huấn
luyện bổ sung chuyển thành quân nhân dự bị hạng 1. UBND thành phố cũng
đã phê duyệt và triển khai thực hiện đề án xây dựng trụ sở làm việc cho Ban
CHQS cấp xã, sẽ hoàn thành trong 3-5 năm, với số tiền hàng trăm tỷ đồng.
Trong năm 2016 thành phố đã bảo đảm đủ 100% quân trang theo mẫu mới;
cấp kinh phí để mua sắm trang, thiết bị cho Ban CHQS cấp xã phục vụ công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Số kinh phí này dùng để mua sắm súng AK và CKC để huấn luyện cho lực lượng dân quân tại 100% xã, phường, thị trấn (không phải sử dụng súng thật trong huấn luyện).