Giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ từ thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 82 - 104)

thực tiễnthành phốHà Nội

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

Xây dựng, củng cố lực lượng DQTV là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, chúng ta cần nắm chắc đường lối của Đảng về xây dựng dân quân tự vệ, bám sát thực tiễn và làm tốt những vấn đề sau:

Một là, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán

bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò của lực lượng DQTV đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hai là, Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần tiếp tục quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) của Bộ Chính trị về: "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới"; Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng

các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;

Nghị định số 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ về khu vực phòng thủ; Kết

luận số 41-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện

Chỉ thị số 16-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng

DQTV và lực lượng DBĐV trong tình hình mới" nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục để các tổ chức, các lực lượng, mọi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân nhận thức

đúng về vị trí, vai trò của lực lượng DQTV và nhiệm vụ xây dựng lực lượng

DQTV.

Ba là, Tập trung tuyên truyền, giáo dục về đường lối, quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của Đảng; truyền thống vẻ vang của lực lượng DQTV trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tình hình và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ của lực lượng DQTV trong thời kỳ mới; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta... Để thực hiện tốt các nội dung đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức, lực lượng cần phải tích cực, chủ động, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp, huy động mọi phương tiện, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Có như vậy mới tạo thành sức mạnh tổng hợp, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong xây dựng lực lượng DQTV hiện nay.

Xây dựng, củng cố lực lượng DQTV phải gắn với xây dựng cơ sở vững

mạnh toàn diện, làm nền tảng để xây dựng khu vực phòng thủ của Bộ tư lệnh thủ đô ngày càng vững chắc.

Tích cực, chủ động phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm gây mất ổn định chính trị. Chỉ đạo lực lượng DQTV phối hợp với bộ đội và các lực lượng khác để bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những đòi hỏi chính đáng của nhân dân, không để các thế lực thù địch lợi dụng kích động, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Thường xuyên nêu cao cảnh giác, chủ động chuẩn bị các phương án đấu tranh ngăn chặn các nhóm phản động, kịp thời dập tắt mọi âm mưu gây rối, bạo loạn. Động viên mọi cán bộ, chiến sĩ DQTV tích cực chủ động, làm nòng cốt cùng toàn dân phòng, chống lụt bão, tìm kiếm,

cứu nạn, bảo vệ rừng, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch họa. Phối hợp tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, mọi người chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào "xóa đói, giảm nghèo", "đền ơn, đáp nghĩa", "xây dựng nông thôn mới"... góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân quân tự vệ

Một số cơ quan quân sự địa phương còn thiếu chủ động, linh hoạt, chưa tạo sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong tham mưu giúp cấp ủy, uỷ ban nhân

dân thực hiện Đề án này. Có địa phương còn “khoán trắng” cho cơ quan quân

sự; chưa tích cực, chủ động trong triển khai nhân rộng mô hình điểm ở cấp xã. Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp còn thấp. Một số cán bộ, đảng viên, nhất là khối doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV...

Để phát huy kết quả bước đầu và khắc phục những hạn chế, bất cập trên, các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề

chủ yếu sau:

Một là, cần xác định rõ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

công tác quốc phòng, quân sự nói chung, pháp luật về DQTV nói riêng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, địa phương và của lực lượng vũ trang. Nhiệm vụ này cần được cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả.

Hai là, cần có sự phối hợp giữa BQP với Bộ Thông tin và Truyền thông,

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông

đó, tập trung tuyên truyền cho khối các doanh nghiệp và các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh việc thường xuyên đưa tin về các sự kiện, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cần duy trì việc phổ biến kiến thức trên VTV2, mở chuyên mục phát sóng định kỳ trong Chương trình Truyền hình Quân đội nhân dân về công tác DQTV. Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí

DQTV - Giáo dục quốc phòng... tiếp tục duy trì và phát huy các chuyên trang, chuyên mục về giáo dục quốc phòng, qua đó kịp thời làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác DQTV, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong xây dựng lực lượng DQTV. Mặt khác, báo chí cũng là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm và phát hiện những nhân tố mới, các điển hình trong triển khai và thực hiện Luật DQTV.

Ba là, cần tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm về xây dựng mô hình điểm cấp xã về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV và triển khai nhân rộng mô hình này cho phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của từng địa phương, cơ sở. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV bằng nhiều hình thức, biện pháp khác, nhất là thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên, báo cáo viên ở cơ sở. Hiện nay, cả nước có hàng vạn nhà văn hóa cấp xã, thôn là thiết chế văn hóa có nhiều tiềm năng, nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, các địa phương cần đầu tư kinh phí, huy động các nguồn lực, nhất là từ các doanh nghiệp, những người hảo tâm để sửa chữa, nâng cấp, mua sắm trang, thiết bị, sách, báo, tài liệu, băng hình...

phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật về DQTV. Trước mắt, mỗi nhà

văn hóa nên có tủ sách để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật và đọc sách, báo của nhân dân.

Bốn là, thông qua tuyên truyền, phổ biến và kết quả triển khai thực hiện

bất cập và có những kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, giúp cho hệ thống pháp luật về DQTV ngày càng hoàn

thiện hơn, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ QP-AN trong tình hình

mới. Các cơ quan chức năng cần giúp BQP chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục cập nhật, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tài liệu, giáo trình pháp luật về DQTV, in và phát hành các tài liệu này đến từng

địa phương, cơ sở.

Tổ chức phổ biến, giáo dục luật dân quân tự vệ trong các Ban chỉ huy

quân sự các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Một là, phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy

các cấp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luậ về dân quân tự vệ.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và người chỉ huy ở các Ban chỉ huy

quân sự các quận, huyện là yếu tố quyết định đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả thiết thực. Bởi vậy, cấp ủy, chỉ huy ban quân sự quận, huyện cần bám sát tình hình, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện và các tổ chức quần chúng. Phát huy vai trò của cấp ủy viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong chỉ đạo, theo dõi, bám nắm đơn vị và chịu trách nhiệm về kết quả tổ chức thực hiện. Cấp ủy, chỉ huy các cấp cần

nghiên cứu, nắm vững pháp luật, điều lệ, điều lệnh của quân đội, tình hình

chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ và nhân dân nhận thức đầy đủ về vị trí, ý nghĩa, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xây dựng và

thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở nghị quyết lãnh đạo của

chức thực hiện; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng, duy trì nền nếp, chế độ, xử lý kiên quyết mọi hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và quy định của đơn vị. Trong quá trình thực hiện, phải đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng sâu sát cơ sở, bám nắm nhu cầu bộ đội, tình hình chấp hành kỷ luật của đơn vị để triển khai thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đúng tiến độ, đảm bảo linh hoạt, sinh động, phong phú, hiệu quả.

Hai là, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng phối hợp

phổ biến, giáo dục pháp luật về dân quân tự vệ các cấp.

Trước mắt, các cơ quan, đơn vị cần tập trung củng cố, kiện toàn hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cả về cơ cấu, nhân sự, thành phần, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, có chất lượng; hoàn thiện thể chế, quy chế hoạt động, kế hoạch công tác của hội đồng. Đồng thời, tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của đơn vị, làm cơ sở để xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của

đội ngũ này trong thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ làm công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật phải được lựa chọn kỹ cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật, khả năng truyền đạt, ý thức tổ chức kỷ luật và có

sức cảm hóa, thu phục người nghe. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục

pháp luật các cấp cần bám sát chức năng, nhiệm vụ, tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật đã được xác định; kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, những nơi làm chưa tốt để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng cần tham mưu, tư vấn cho chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự các cấp làm tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; đề xuất nội dung, hình thức, biện pháp triển khai tuyên truyền các đề án, các

luật đã được thông qua và tiếp tục theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đúng tiến độ, hiệu quả.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cơ quan, đơn vị làm tốt

việc tham mưu, tư vấn, đề xuất nội dung, hình thức, biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn, tư vấn thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú,

sáng tạo, phù hợp với đặc thù quân đội. Phát huy vai trò nòng cốt trong phối

hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường chấn chỉnh khâu yếu, mặt yếu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Ba là, tích cực đổi mới nội dung, hình thức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về dân quân tự vệ.

Việc đổi mới phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, tình hình, nhận thức của các đối tượng trong đơn vị và mục đích, yêu cầu mà công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đề ra, phù hợp với sự phát triển của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Về nội dung, cần bám sát các chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật của trên, cụ thể hóa sao cho sát

với đặc điểm của đơn vị và từng đối tượng. Đối với can bộ trong Bộ tư lệnh

Thủ đô cần được trang bị kiến thức lý luận chung về nhà nước và pháp luật; pháp luật về quốc phòng, an ninh, kinh tế, hành chính và các văn bản pháp

luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn công tác. Các nhóm

đối tượng khác được phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về dân quân tự vệ. Đồng thời, các đơn vị cần tích cực tham gia phổ biến, tuyên

truyền, giáo dục pháp luật về dân quân tự vệ cho nhân dân trên địa bàn đóng

quân, nhất là trên vùng sâu, vùng xa.. Coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, xác định mặt làm được, chưa làm được, tìm cách làm hay, nhân tố mới để xây dựng và nhân rộng. Về hình thức, tiếp tục phát huy hiệu quả

các mô hình, cách làm đã được khẳng định; đồng thời, bám sát thực tiễn sinh động trong môi trường quân đội để bổ sung, làm phong phú thêm nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp với nhu cầu pháp luật về dân quân tự vệ. Sử dụng có hiệu quả Tủ sách, Ngăn sách pháp luật, không ngừng cập nhật nội dung mới, phong phú, có tính giáo dục cao. Bên cạnh chương trình, đề án giáo dục chung, các đơn vị cần tăng cường giáo dục bổ trợ và các hoạt động giao lưu, văn hóa, văn nghệ, thi tìm hiểu pháp luật... bằng nhiều cách làm

sáng tạo, đa dạng, thuhút đông đảo cán bộ và nhân dân tham gia.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp trong triển khai tổ chức thực hiện.

Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về dân quân tự vệ mang lại

hiệu quả thiết thực, cần có sự vào cuộc của các tổ chức, lực lượng, phương

tiện, tạo môi trường thuận lợi đưa văn hóa pháp luật vào cuộc sống hàng ngày của cơ quan, đơn vị. Theo đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, duy trì chuyên trang, chuyên mục, tăng dung lượng, thời lượng phát sóng về tuyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 82 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)