Tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân quân tự vệ trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 48 - 57)

địa bàn thành phố Hà Nội

2.3.1. Tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về dân quân tự vệ

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định và hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Như thực hiện pháp luật về luật lao động, luật môi trường, luật an toàn giao thông,...ví dụ điển hình là vấn đề thực hiện dân chủ ở cơ sở ở nước ta hiện nay. Quy chế thực hiện dân chủ ở phường (xã) ra đời là một biểu hiện sinh động nhằm cụ thể hóa phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng. Qua thời gian triển khai và thực hiện đã thực sự phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế xã hội ở địa phương góp phần tác động tích cực tới công tác xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Xây dựng

các cộng đồng dân cư tự quản ở phường, xã, thị trấn, các khu dân cư, tổ dân phố… Tạo ra sự chuyển biến tích cực về ý thức và phong cách làm việc của

cán bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể theo hướng gần dân, tôn trọng dân và có

trách nhiệm với dân hơn. Có thể nhận thấy qua những năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội đã được tạo ra, quyền làm chủ của nhân dân được mở rộng, lòng tin của nhân dân vào chế độ

ngày càng được củng cố, từ đó thúc đẩy sự phát triển Kinh tế -Văn hóa- Xã

hội, An ninh quốc phòng ở địa phương, biểu hiện rõ nhất là trong phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa ở xã, phường, thị trấn.

Để triển khai thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành đề án 1602/QĐ-TTg về “Phê duyệt Đề án tổ chức tuyên

truyền, phổ biến Luật Dân quân tự vệ” một cách thống nhất, hiệu quả trên

toàn quốc, Bộ Quốc phòng (BQP) đã ban hành Thông tư số 96/2010/TT-BQP

“Quy định việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về dân quân tự vệ (DQTV)”. Theo đó, Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng Kế

hoạch số 1523/KH-TM về “Triển khai thực hiện Đề án 1602”; thành lập Ban

Chỉ đạo Đề án và Cơ quan Thường trực; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, quân khu, địa phương tiến hành tổ chức tập huấn cán bộ, tổ chức thi và xây dựng mô hình điểm cấp xã về tuyên truyền, phổ biến Luật DQTV và các văn bản pháp lý liên quan. Trên cơ sở đó, các quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng đã nghiên cứu, quán triệt và ban hành

các văn bản chỉ đạo, hướng dẫncấp dưới tổ chức thực hiện.

Nội dung quan trọng hàng đầu trong triển khai thực hiện Đề án 1602 là

tổ chức tập huấn cho các đối tượng theo 4 cấp (toàn quốc, quân khu, tỉnh và

Nội đã tổ chức 9 lớp, tập huấn cho 3.129 cán bộ; Tổ chức thi tìm hiểu pháp

luật về DQTV là hình thức tuyên truyền, phổ biến Luật DQTV có hiệu quả,

được thực tiễn khẳng định và các địa phương, các ngành, các cấp quan tâm. Đối tượng dự thi là: chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự (CHQS) cấp xã, chỉ

huy trưởng ban CHQS cấp huyện, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ Tư

lệnh Thủ đô Hà Nội. Nội dung thi gồm: nhận thức về pháp luật về DQTV (thi tự luận, vấn đáp và trắc nghiệm); bắn súng K54 bài 1 và bắn súng tiểu liên

AK bài 1. Thời gian tiến hành hội thi: từ tháng 4 đến tháng 9-2011. Để tổ chức các hội thi thành công, BTTM đã chủ trì phối hợp với Tổng Cục Chính trị, Tổng Cục Hậu cần, Tổng Cục Kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn các quân khu, địa phương tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về DQTV ở cả 4 cấp (huyện, tỉnh, quân khu và toàn quốc). BTTM đã ban hành Kế hoạch số

16/KH-TM về “Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về DQTV và công tác DQTV năm 2011”; thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thi và ban hành

các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hội thi, đồng thời nghiên cứu xây

dựng các bộ đề thi.

Thực hiện các kế hoạch, hướng dẫn trên, các địa phương đã thành lập các ban chỉ đạo, ban tổ chức hội thi; giúp cấp ủy, chính quyền tiến hành công tác chuẩn bị chu đáo cho các hội thi. Nhờ đó, hội thi các cấp được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả. Qua các hội thi, cán bộ dự thi có điều kiện nghiên cứu sâu, nắm chắc những nội dung chủ yếu của pháp luật về DQTV và gắn với cương vị, chức trách, góp phần đưa Luật DQTV vào cuộc sống.

Cấp xã có nhiều đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về DQTV,

do đó, công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật về DQTV ở cơ sở cho cán bộ,

đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang có ý nghĩa rất quan trọng. Thực hiện công tác này, BTTM đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan ban

truyền pháp luật về DQTV”. Theo đó, mỗi tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương xây dựng một xã điểm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương, những mô hình điểm được xây dựng đã thực sự phát huy tác dụng, nhiều nơi đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả, như: lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV với các phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, “Xóa đói giảm nghèo”... các hoạt động quốc phòng, quân sự, lễ hội truyền

thống và các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao... Đặc biệt,

nhiều nơi còn tổ chức tuyên truyền pháp luật về DQTV bằng hình thức “sân

khấu hóa” rất có hiệu quả. Hiện nay, các tỉnh (thành phố) đang tiến hành rút

kinh nghiệm để nhân rộng mô hình này.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV trên các

phương tiện thông tin đại chúng đã được tiến hành một cách tích cực, hiệu quả.

BQP đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về DQTV cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên. Đến nay, thời lượng tin, bài, chuyên trang, chuyên mục về DQTV trên các phương tiện thông tin đại chúng đều tăng mạnh. BQP còn chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với Điện ảnh Quân đội xây dựng phim tài liệu về truyền thống của lực lượng DQTV, về công tác huấn luyện, hoạt động sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới,

biển, đảo và tham gia các nhiệm vụ khác củalực lượng DQTV.

Cục DQTV đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan biên soạn 9 đầu sách, tài liệu liên quan đến pháp luật về DQTV để phát hành rộng rãi từ Trung ương đến cơ sở và trở thành “cẩm nang” đối với cán bộ quân sự địa phương và các ngành, phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Luật DQTV.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV theo Đề án 1602 đã đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện; trong đó, nhiều mục tiêu đạt kết quả

tốt, vượt kế hoạch đề ra. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp đối với công tác DQTV, nhất là, việc vận dụng các quy định của Luật sát với cương vị, chức trách được giao, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng DQTV, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước

và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QP-AN. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức

pháp luật và làm chủ pháp luật của nhân dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với hệ thống chính trị ở cơ sở. Đến nay, nhiều tỉnh (thành phố) đã

thông qua và phê duyệt Đề án Xây dựng lực lượng DQTV giai đoạn 2011-

2015. Đây là kết quả phản ánh rõ nhất về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân với việc triển khai thực hiện Luật DQTV.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ

sở các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị -

xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; nơi diễn ra các hoạt

động đối nội, đối ngoại của cả nước. Đồng thời, đây là địa bàn trọng điểm

chống phá của các thế lực thù địch. Vì vậy, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc

phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để Hà Nội phát triển toàn diện, tương xứng với tầm vóc của Thủ đô nghìn năm văn

hiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối quân sự, quốc phòng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng,

nhất là Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X); Nghị định

152/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ, Bộ Tư lệnh

Thủ đô đã chủ động thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban

nhân dân Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ phù hợp với yêu cầu và đặc thù của Thủ đô. Theo đó, Bộ Tư lệnh đã phối hợp chặt chẽ

với các sở, ban, ngành tham mưu với Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành đồng bộ các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng tiềm lực, thế trận khu vực phòng thủ Thành phố ngày càng vững chắc. Trên cơ sở tham mưu của Bộ Tư

lệnh, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 06-CTr/TU, ngày 12-01-

2009 về thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó, tập

trung vào kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an

ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng tiềm lực, thế trận khu vực phòng thủ, mà cốt lõi là quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng thế trận quân sự của khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng vũ trang, v.v. Qua tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) và sơ kết 05 năm thực hiện

Nghị định 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã tham mưu

cho Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố ra Nghị

quyết 30/2013/NQ-HĐND, ngày 06-12-2013 về “Xây dựng khu vực phòng

thủ Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, làm cơ sở để tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Cùng với đó, Bộ Tư lệnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhất là cơ quan quân sự các quận, huyện chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh kết hợp

phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh ngay

trong các chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội ở các cấp, ngành, lĩnh vực. Mặt khác, Bộ Tư lệnh phát huy tốt vai

trò, trách nhiệm trong thẩm định các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của

Thành phố về lĩnh vực quốc phòng theo thẩm quyền và tham mưu cho Ủy ban

nhân dân Thành phố phê duyệt các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc

phòng - an ninh của Thành phố, như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2050,… đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với

tăng cường tiềm lực, thế trận quốc phòng - an ninh trên địa bàn Thủ đô. Bộ

Tư lệnh cũng chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án điều chỉnh Quy

hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn

2011 - 2020 trên địa bàn Thành phố và hoàn thành Quy hoạch thế trận quân

sự khu vực phòng thủ Thành phố giai đoạn 2010 - 2015. Đồng thời, tham

mưu cho Thành phố xây dựng và triển khai thực hiện các đề án bảo đảm quốc

phòng - an ninh, nhất là cho xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng các công trình phòng thủ, v.v.

Với vai trò là Cơ quan thường trực của Hội đồng Giáo dục quốc phòng

và an ninh, Bộ Tư lệnh Thủ đô luôn chủ động tham mưu cho Thành phố đẩy

mạnh thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; trong đó, đặc biệt chú trọng đối tượng là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp; chức sắc, chức việc tôn giáo và học sinh, sinh viên. Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, Bộ Tư lệnh đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho 3.499 đồng chí thuộc đối tượng 2; 7.989 đồng chí thuộc

đối tượng 3; chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho 277.136

đồng chí thuộc đối tượng 2,3,4 và chức sắc, chức việc tôn giáo; giáo dục quốc phòng và an ninh cho 210.264 lượt học sinh, 398.679 sinh viên. Bộ Tư lệnh

phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại

chúng tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục quốc phòng và an ninh

cho toàn dân; đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và các phần tử chống đối, lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” để chống phá. Bộ Tư lệnh chỉ đạo lực lượng vũ trang Thủ đô phát huy vai trò “đội quân công tác”, tăng cường công tác dân vận, tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Các đơn vị, cơ quan quân sự có

nhiều hoạt động thiết thực trong việc giúp dân xóa đói, giảm nghèo, “đền ơn, đáp nghĩa”,… góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, nâng cao nhận thức về xây dựng khu vực phòng thủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân Thủ đô trong thực hiện nhiệm vụ

quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội còn phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan chức năng hoàn thành khảo sát khả năng động viên nền kinh tế quốc dân đảm bảo nhu cầu năm đầu chiến tranh, khảo sát hệ thống công trình dân dụng phục vụ mục đích quốc phòng. Đặc biệt, đã tham mưu cho Thành phố và các địa phương huy động các nguồn lực và ngân sách xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ theo quy hoạch, lộ trình đã xác định. Những năm qua, Thành phố đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng để xây dựng các hạng mục, như: căn cứ chiến đấu, sở chỉ huy, các công trình phòng thủ, chốt chiến dịch,... hình thành thế trận liên hoàn, vững chắc giữa các cấp.

Với vai trò là trung tâm hiệp đồng trong tham mưu và chỉ huy thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)