Bảng 1.3: Bảng thể hiện các biến độc lập được đo lường trong kiểm định t-test

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: VẬN DỤNG MÔ HÌNH MSCORE BENEISH VÀ CHỈ SỐ ZSCORE ĐỂ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 33 - 44)

Đòn bẩy tài chính Tổng nợ/tổng nguồn vốn

Tổng nợ/ tổng tài sản TD/TETD/TA

Lợi nhuận Lợi nhuận ròng/doanh thu NP/SAL Cơ cấu tài sản Tài sản lưu động/tổng tài sản

Khoản phải thu/doanh thu Hàng tồn kho/tổng tài sản

CA/TA REC/SAL INV/TA

Tính thanh toán Vốn lưu động/ tổng tài sản WC/TA Vòng quay vốn Doanh thu/tổng tài sản SAL/TA

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên các nghiên cứu trên thế giới) Các cặp giả thuyết với các biến trong Bảng 1.3 như sau:

tổng vốn chủ sở hữu (TD/TE) giữa DN có gian lận và không có gian lận trên BCTC

Giả thuyết 2: Có sự khác nhau rõ ràng giữa giá trị trung bình của tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TD/TA) giữa hai DN gian lận và không gian lận BCTC.

Giả thuyết 3: Có sự khác nhau rõ ràng giữa giá trị trung bình của tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (NP/SAL) của công ty gian lận và công ty không có gian lận trên BCTC.

Giả thuyết 4: Có sự khác biệt giữa giá trị trung bình tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CA/TA) của công ty gian lận và công ty không có gian lận trên BCTC.

Giả thuyết 5: Có sự khác biệt giữa giá trị trung bình tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (WC/TA) giữa công ty gian lận và không có gian lận.

Giả thuyết 6: Có sự khác nhau giữa giá trị trung bình tỷ số các khoản phải thu trên doanh thu (REC/SAL) của công ty có gian lận và công ty không có gian lận trên BCTC.

Giả thuyết 7: Có sự khác nhau giữa giá trị trung bình tỷ số hàng tồn kho trên tổng tài (INV/TA) của công ty có gian lận và công ty không có gian lận trên BCTC

Giả thuyết 8: Có sự khác biệt giữa giá trị trung bình tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (SAL/TA) của công ty gian lận và không có gian lận trên BCTC.

Đo lường các biến:

Trong bài nghiên cứu này, các BCTC có khả năng gian lận được tìm ra nhờ việc vận dụng tích hợp hai mô hình Beneish M-score và Altman Z-score.

Những tỷ số tài chính được sử dụng trong kiểm định là các biến trong nghiên cứu này đến từ nhiều nguồn. Những nghiên cứu của Green và Choi (1997), Hoffman (1997), Hollman và Patton (1997), Zimbelman (1997), Beasley (1996), Bolognaet al (1996), Arens và Loebbecke (1994), Bell et (1993), Schilit (1993), Davia et al. (1992), Palmrose (1987), và Albrecht và Romney (1986) có đề xuất các chỉ số của FFS. Ban đầu một bộ 17 chỉ tiêu tài chính đã được lựa chọn trên nhiều cơ sở. Tuy nhiên, để tránh việc cung cấp cùng một thông tin do mối tương quan cao giữa các biến, người ta đã chọn ra các biến thể hiện các khía cạnh của hiệu quả tài chính, bao gồm lợi nhuận, thanh khoản, hiệu suất (Courtis, 1978). Ngoài việc phân

tích tương quan, tầm quan trọng của các tiêu chí tài chính cũng được kiểm định thông qua kiểm định T. Như vậy, kết hợp với phân tích với mối tương quan và kiểm định T dẫn đến việc lựa chọn một tập hợp 8 biến, trong đó cung cấp thông tin có ý nghĩa và không chồng chéo.

Cơ cấu vốn với nợ cao có mối quan hệ với BCTC gian lận (Fraudulent finalcial statement - FFS) (Person, 1995). Một cơ cấu nợ cao có thể làm tăng khả năng của FFS vì nó có thể làm thay đổi rủi ro của chủ sở hữu và các chủ nợ. Nghiên cứu cho rằng việc chuyển giao tài sản tiềm năng từ các chủ nợ với các nhà quản lý có tính đòn bẩy (Chow và Rice, 1982). Quản lý có thể chỉnh sửa BCTC để đáp ứng một số giao ước nợ. Điều này cho thấy rằng một mức độ nợ cao hơn có thể làm tăng xác suất của FFS. Điều này được đo thông qua sự khác biệt trong tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu (TD/TE) và tổng số nợ/tổng tài sản (TD/TA).

Có một số chỉ số tài chính nhất định, nhiều khả năng bị điều khiển bởi nhà quản lý, bao gồm: doanh số bán hàng, khoản phải thu, dự phòng khoản phải thu khó đòi và hàng tồn kho (Schilit, 1993 và Green, 1991 và Loebbeckeet 1989; Wrigjt và Asjtpm. 1989). Theo đánh giá chủ quan là các tài khoản này khó khăn trong việc kiểm toán. Persons (1995), Schilit (1993), Stice (1991) và Ferozet (1991) cho rằng những người quản lý có thể tự khai thêm các khoản phải thu. Hoạt động gian lận bằng cách ghi nhận doanh số bán hàng trước khi họ có thể kiếm được, có thể hạch toán nhờ các khoản phải thu bổ sung. Các tác giả đã thử nghiệm điều này bằng cách xem xét tỷ lệ các khoản phải thu bán hàng (REC/SAL; Fanning và Cogger năm 1998, Green năm 1991; Daroca và Holder năm 1985). Các khoản phải thu và hàng tồn kho phụ thuộc vào đánh giá chủ quan khi ước tính khoản phải thu khó đòi và hàng tồn kho lỗi thời. Bởi vì đánh giá chủ quan sẽ xuất hiện khi xác định giá trị của các tài khoản này, quản lý có thể sử dụng các tài khoản trên như là công cụ để làm sai khác BCTC (Summers và Sweeney, năm 1998). Loebbecke và cộng sự (1989 nhận thấy việc kiểm kê hàng tồn kho và các khoản phải thu liên quan 14% - 22% gian lận BCTC trong mẫu nghiên cứu.

Nhiều nhà nghiên cứu như Vanasco (1998), Persons (1995), Schilit (1993) và Stice (1991) cũng cho thấy rằng quản lý có thể làm sai khác giá trị hàng tồn kho.

Các công ty có thể có doanh số bán hàng không phù hợp với chi phí tương ứng của hàng hóa bán ra, do đó làm tăng tỷ số lợi nhuận, thu nhập ròng và củng cố bảng cân đối kế toán. Một loại của thao tác làm sai là báo cáo hàng tồn kho thấp hơn so với chi phí hoặc giá trị thị trường. Công ty có thể chọn không ghi đúng số lượng lỗi thời hàng tồn kho. Do đó, tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản (INV/TA) được xem xét đưa vào mô hình. Một vấn đề được xem xét trong nghiên cứu này là liệu mức độ cao hơn hoặc thấp hơn của tỷ số lợi nhuận gộp có liên quan đến FFS.

Có thể thấy tối đa lợi nhuận là một trong các yếu tố có thể dẫn đến tối đa hóa lợi ích của nhà quản lý. Cách tiếp cận này dựa trên kỳ vọng rằng việc quản lý sẽ có thể duy trì hoặc cải thiện mức độ của lợi nhuận, bất kể những chỉ tiêu đó đã từng đạt được ở mức nào (Summer và Sweeney, 1998). Nếu kỳ vọng này không được đáp ứng bởi hiệu quả hoạt động của DN trong thực tế, thì nó sẽ cung cấp một động lực để làm sai lệch BCTC. Loebbecke và công sự (1989) tìm ra rằng, lợi nhuận liên quan đến ngành công nghiệp là không phù hợp với con số đã công bố và cho thấy 35% công ty có gian lận trong mẫu của họ. Trong nghiên cứu này, một số biến khác trong BCTC đã được kiểm tra, chẳng hạn như doanh số bán hàng/tổng tài sản (SAL/TA), lợi nhuận/doanh số bán hàng (NP/SAL), khoản phải thu/doanh thu (REC/SAL), vốn lưu động/tổng tài sản (WC/TA), hàng tồn kho/tổng tài sản (IVN/TA) và tài sản lưu động/tổng tài sản (CA/TA) có tác động đến khả năng sai lệch BCTC. Tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản là một yếu tố dự báo quan trọng trong mô hình nghiên cứu trước (Persons, năm 1995; Fanning và Cogger, 1998).

1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Về mặt khoa học:

- Đề tài đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung kết hợp mô hình M-score Beneish và chỉ số Z-score để nhận diện khả năng gian lận BCTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứ khoán tại Việt Nam.

- Đề tài đã phân tích được các phương pháp nghiên cứu tổng quan trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, dựa trên khoảng trống của các nghiên cứu tại Việt Nam đưa ra

phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Về mặt thực tiễn:

- Dựa trên dữ liệu thực tế thông qua việc vận dụng kết hợp mô hình M-score Beneish và chỉ số Z-score dự báo được nhóm 24 công ty có khả năng gian lận trên BCTC tại Việt Nam. Cơ hội dự báo khả năng phát hiện gian lận lên tới 96,55% (Theo Igor Pustylnick, 2009).

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp KTV, các nhà đầu tư nói chung và người sử dụng BCTC nói riêng một công cụ đánh giá năng lực tài chính của DN mức độ tin cậy cao.

- Làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khác và cho những người sử dụng BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.8. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về việc sử dụng mô hình M-score Beneish và chỉ số Z-score dự báo khả năng gian lận trên BCTC

Chương 3: Thực trạng gian lận BCTC và vận dụng mô hình M-score Beneish và chỉ số Z-score dự báo khả năng gian lận BCTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 4: Đánh giá, thảo luận và đề xuất giải pháp về việc vận dụng kết hợp chỉ số Z-score, mô hình M-score dự báo khả năng phát hiện gian lận BCTC.

Kết luận chương 1: Khái quát các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam có liên quan của nhiều tác giả về sử dụng các tỷ số tài chính để phát hiện gian lận BCTC và các luận văn đã nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, xác định rõ các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Đồng thời nêu ra những đóng góp về lý luận thực tiễn của đề tài mà tác giả thực hiện.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH M-SOCRE BENEISH VÀ CHỈ SỐ Z-SCORE DỰ BÁO

KHẢ NĂNG GIAN LẬN TRÊN BCTC

2.1. Khái quát chung về BCTC

2.1.1. Khái niệm BCTC

BCTC là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu được lập dựa trên phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của DN. Các BCTC kế toán phản ánh một cách có hệ thống tình hình tài sản, công nợ, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong những thời kỳ nhất định, đồng thời chúng được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề ra các quyết định cho phù hợp.

Theo Luật kế toán (2015), chuẩn mực kế toán (2005) - Bộ tài chính và chế độ kế toán DN hiện hành của Việt Nam (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC), hệ thống BCTC bao gồm bốn báo cáo:

- Báo cáo tình hình tài chính, (mẫu số B01 - DN) - Báo cáo kết quả kinh doanh, (mẫu số B02 - DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, (mẫu số B03 - DN) - Bản thuyết minh BCTC, (mẫu số B04 - DN)

2.1.2. Ý nghĩa của BCTC

BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý DN cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, BCTC là những báo cáo được trình bày tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.

Thứ hai, BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của DN.

Thứ ba, BCTC có tầm quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.

Thứ tư, BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho DN.

Chính vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư, Hội đồng quản trị, DN, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của DN.

2.1.3. Yêu cầu lập và trình bày BCTC

Việc lập và trình bày BCTC DN phải tuân thủ các yêu cầu đã được quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày BCTC”, gồm:

- Trung thực và hợp lý.

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

Thứ nhất, trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN.

Thứ hai, phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng.

Thứ ba, trình bày khách quan, không thiên vị.

Thứ tư, tuân thủ nguyên tắc thận trọng.

2.2. Gian lận

2.2.1. Khái niệm gian lận

Khái niệm về gian lận và phương pháp phát hiện gian lận đã hình thành và phát triển thành một hệ thống lý luận gắn liền với nhiều ngành nghề trong đó có nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Quá trình nhận thức về bản chất gian lận để đưa đến các khái niệm khác nhau thay đổi từ đơn giản đến phức tạp.

Theo giải thích thuật ngữ đoạn 11, phần I - Quy định chung của chuẩn mực kiểm toán VSA 240, gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp. Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận: Là các sự kiện hoặc điều kiện phản ánh một động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận hoặc tạo cơ hội thực hiện hành vi gian lận. Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổng quát sau:

• Sửa đổi tài liệu, chứng từ kế toán làm sai lệch BCTC, gây ra sai sót trong số liệu kế toán.

• Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tạo lập những hợp đồng giả, tạo lập các khách hàng ảo, tài liệu liên quan đến BCTC ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật.

• Biển thủ tài sản.

• Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính.

• Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch BCTC. Mặc dù gian lận là một khái niệm pháp lý rất rộng, nhưng trong nghiên cứu này, chỉ quan tâm đến gian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong BCTC do lập BCTC gây ra.

Theo Donald R. Cressey (1953) tập trung phân tích gian lận dưới góc độ tham ô và biển thủ thông qua khảo sát khoảng 200 trường hợp tội phạm kinh tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các khành vi vi phạm pháp luật. Ông đã đưa ra mô hình “Tam giác gian lận” để trình bày về các nhân tố dẫn đến các hành vi gian lận. Theo ông, gian lận chỉ phát sinh khi hội đủ 3 nhân tố: Áp lực, cơ hội và thái độ.

Áp lực bao gồm khó khăn về tài chính, hậu quả từ thất bại cá nhân, các khó khăn về kinh doanh, bị cô lập, muốn ngang bằng với người khác hoặc do quan hệ giữa chủ -

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: VẬN DỤNG MÔ HÌNH MSCORE BENEISH VÀ CHỈ SỐ ZSCORE ĐỂ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w