Bảng 3.1 Top 20 DN tăng lãi sau kiểm toán 2018

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: VẬN DỤNG MÔ HÌNH MSCORE BENEISH VÀ CHỈ SỐ ZSCORE ĐỂ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 62 - 63)

(Nguồn: VietstockFinance 2018)

Bên cạnh đó những công ty giảm lãi sau kiểm toán

Sau kiểm toán ông lớn ngành dầu khí Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS) giảm lãi hơn 648 tỷ đồng, tương ứng giảm 5.4%. Có thể thấy giá vốn hàng bán tăng là nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận của GAS giảm sau kiểm toán. Cụ thể, khoản mục giá vốn hàng bán sau kiểm toán tăng hơn 798 tỷ đồng làm cho lợi nhuận gộp của GAS chỉ còn 17,491 tỷ đồng, giảm 4% so với số liệu trước đó. Nguyên do là khi lập BCTC thì GAS tiến hành khóa sổ, trong đó có khoản nhiệt trị khí Cửu Long để tính toán số tiền GAS phải trả cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

(PVN) chỉ là số liệu tạm tính. Sau đó, GAS và Tập đoàn đã làm việc và thống nhất ký kết bổ sung số 1 Hợp đồng mua bán khí Cửu Long để cập nhật số liệu về nhiệt trị khí Cửu Long, đảm bảo phù hợp với nhiệt trị khí Cửu Long thực tế đã giao nhận. Khi kiểm toán thì GAS đã chính xác hóa chi phí mua khí Cửu Long từ Tập đoàn.

CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) cũng ghi nhận giảm lãi gần 92% sau kiểm toán, từ con số lãi gần 19 tỷ đồng thụt lùi về con số cuối cùng chỉ vỏn vẹn 1.5 tỷ đồng. HVG là DN có tiếng chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán

Về phí ngân hàng sau khi kiểm toán cũng bị giảm lãi như Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) với con số giảm lần lượt là 77 tỷ đồng và 35 tỷ đồng. Nhưng so với quy mô lãi ngàn tỷ thì mức giảm này không quá nhiều chỉ giảm tương ứng 1.2% và 0.2%.

Bảng 3.2 Doanh nghiệp giảm lãi sau kiểm toán 2018

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: VẬN DỤNG MÔ HÌNH MSCORE BENEISH VÀ CHỈ SỐ ZSCORE ĐỂ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 62 - 63)