lận
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Thườn g xuyên (%) Thiệt hại trung bình (USD) Thườn g xuyên (%) Thiệt hại trung bình (USD) Thườn g xuyên (%) Thiệt hại trung bình (USD) Biển thủ tài sản 77,7 121.500 74,5 103.200 77,7 118.300 Tham ô 29,5 250.000 29,2 215.500 32,6 182.000 Gian lận BCTC 3,8 3.690.000 6,5 860.000 7,9 910.000 (Nguồn: ACFE, (2019))
Kết quả từ các cuộc điều tra cho thấy: dù gian lận trên BCTC xảy ra ít thường xuyên hơn nhưng thiệt hại do gian lận trên BCTC gây ra lớn hơn nhiều lần so với biển thủ tài sản và tham ô.
Khảo sát của công ty PriceWaterHouseCoopers (PwC) “Khảo sát về tội phạm kinh tế và gian lận toàn cầu 2018 - Đưa hành vi gian lận ra ánh sáng - Góc nhìn Việt Nam”. Khảo sát chỉ ra rằng gian lận liên quan tới kế toán, tham nhũng, biển thủ tài sản chiếm tỉ lệ cao. Trong đó 52% các DN ở Việt Nam đã và đang đối mặt với tội phạm gian lận, dựa trên kinh nghiệm của PwC về công tác phòng, chống gian lận, 40% số người tham gia khảo sát cho biết họ chưa từng đối mặt với tội phạm gian lận, thì có thể là do các gian lận này chưa bị phát giác.
Hình 2.1: Các loại hình gian lận xảy ra trong 24 tháng qua
Gian lận kế toán chiếm 22%, gian lận thuế chiếm 13%. Gian lận mua sắm chiếm 24%, vi phạm đạo đức kinh doanh chiếm 29%. Các loại gian lận này có liên quan chặt chẽ với gian lận BCTC.
Hình 2.2: Tổn thất tài chính được báo cáo
(Nguồn: PwC, 2018)
Khảo sát cũng cho thấy những tổn thất do gian lận gây ra. 53% các tổ chức tham gia khảo sát cho biết họ chịu tổn thất dưới 100.000 đô la Mỹ (tương đương 2,3 tỷ đồng) trong vòng 2 năm vừa qua. Gần một phần ba (32%) số người tham gia khảo sát ước tính họ đã gánh chịu tổn thất hơn 100.000 đô la Mỹ từ các vụ gian lận. Khảo sát chỉ ra rằng 53% các vụ gian lận kinh tế có thủ phạm là người trong nội bộ của tổ chức, các sự vụ gian lận do các đối tượng bên ngoài tổ chức chiếm 36%. Tại Việt Nam, tỉ lệ phát hiện gian lận kinh tê qua kiểm toán nội bộ chiếm tỉ trọng ít là 3%.
Hình 2.3: Tỷ lệ phát hiện gian lận kinh tế thông qua kiểm soát nội bộ và đường dây nóng tố giác theo khu vực
(Nguồn: PwC, 2018)
Khảo sát cũng chỉ ra rằng tăng cường áp dụng chương trình Đạo đức kinh doanh và tuân thủ, nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ sẽ góp phần ngăn chặn gian lận kinh tế và gian lận BCTC.
2.3. Gian lận trên BCTC
2.3.1. Khái niệm gian lận trên BCTC
Gian lận trên BCTC có thể hiểu là cố ý làm thay đổi, giả mạo các chứng từ kế toán hoặc ghi chép sai, trình bày hoặc cố ý bỏ sót các thông tin quan trọng trên BCTC; cố ý không áp dụng, không tuân thủ các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán; dấu giếm hay bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, ghi các nghiệp vụ không xảy ra.
Theo Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia về chống gian lận trên BCTC của Hoa Kỳ hay còn được gọi là Treadway Commision năm 1987: “Gian lận trên BCTC là hành vi cố ý bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh hay công bố thiếu thông tin tài chính nhằm đánh lừa người sử dụng thông tin, đặc biệt là
nhà đầu tư và chủ nợ”.
2.3.2. Chủ thể thực hiện gian lận BCTC
Ban Quản lý, Ban Giám đốc, bộ phận kiểm toán nội bộ, và các KTV độc lập là những nhân vật chủ chốt liên quan đến quá trình soát xét và công bố thông tin về BCTC của DN. Theo kết quả điều tra của ACFE 3 năm 2017, 2018, 2019 cho thấy: người thực hiện gian lận nhiều nhất là nhân viên, kế đến là người quản lý và cuối cùng là người chủ sở hữu và ban lãnh đạo. Tuy nhân viên là người hay thực hiện gian lận nhưng tổn hại mà chủ sở hữu và ban quản lý gây ra cao hơn nhiều.
Bảng 2.2: Tỷ lệ người thực hiện gian lận