Bảng 2.5: Bảng mô tả các biến độc lập đưa vào mô hình M-score

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: VẬN DỤNG MÔ HÌNH MSCORE BENEISH VÀ CHỈ SỐ ZSCORE ĐỂ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 55 - 62)

Ký hiệu Tên biến Tiếng Anh Tên biến Tiếng Việt

1 DSRI Days’ sale in receivable index Chỉ số phải thu khách hàng so với doanh thu

2 GMI Gross margin index Chỉ số tỷ lệ lãi gộp 3 AQI Asset quality index Chỉ số chất lượng tài sản 4 SGI Sales growth index Chỉ số tăng trưởng doanh thu

bán hàng

5 DEPI Depreciation index Chỉ số tỷ lệ khấu hao 6 SGAI Sales, general and administrative

expenses index

Chỉ số chi phí bán hàng và quản lý DN

7 LVGI Leverage index Chỉ số đòn bẩy tài chính

8 TATA Total accruals to total assets Chỉ số dồn tích so với tổng tài sản

(Nguồn: Nghiên cứu của Beneish M.D, (1999))

Giải thích các biến số trong mô hình t: Kỳ này

t-1: Kỳ trước

- Chỉ số phải thu khách hàng so với doanh thu (DSRI)

Chỉ số đo lường bằng kỳ thu tiền bình quân kỳ này so với kỳ thu tiền bình quân kỳ trước. Do đó, nếu DRSI càng cao thì sẽ làm cho khoản doanh thu (sale, revenues) càng “mất giá”.

DSRI =

DSRI: Chỉ số phải thu khách hàng so với doanh thu

REC (receivable): Khoản phải thu khách hàng

SAL (sale): Doanh thu bán hàng.

Tỷ số doanh thu này đo lường liệu khoản phải thu và doanh thu cân bằng hay mất cân bằng trong hai kỳ báo cáo liên tiếp. Sự tăng lên của chỉ số có thể dự báo khả năng khoản phải thu của DN là giả mạo. Giáo sư Messod D. Beneish cho rằng những công ty không có hành vi quản trị lợi nhuận khi chỉ số này ở dưới 1,031 và có khả năng quản trị lợi nhuận cao khi chỉ số ở trên 1,465.

- Chỉ số tỉ lệ lãi gộp (GMI)

Đo lường tỷ lệ giữa tỷ lệ lợi nhuận biên (gộp) (GPM) kỳ trước so với năm GPM kỳ này. GPM là tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp của công ty chia cho doanh thu thuần của công ty đó trong kỳ. GPM được tính bằng doanh thu bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán. Nếu GMI tăng (tức GPM kỳ này giảm so với kỳ trước) thể hiện triển vọng không tốt của công ty.

GMI =

Trong đó:

GMI: Chỉ số tỉ lệ lãi gộp

SAL: Doanh thu bán hàng

COG (cost of goods): Giá vốn hàng bán

Đây là một trong hai chỉ số đã chỉ ra hành vi gian lận lợi nhuận của 4 tổ chức thực hiện gian lận lợi nhuận lớn nhất mà Wall street đã ghi nhận trong 15 năm qua. Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến (Generally Accepted Accounting Principles - GAAP) đưa ra con số 1.042 mà nếu chỉ số tỷ lệ lãi gộp này trong DN lớn hơn 1.042 thì cần đặt ra vấn đề cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về tính chính xác của lợi nhuận vì đó là dấu hiệu dự báo khả năng lợi nhuận đã bị gian lận.

- Chỉ số chất lượng tài sản (AQI)

Chỉ số AQI là tỷ lệ giữa chất lượng tài sản (Asset quality - AQ) kỳ này chia cho chất lượng tài sản (AQ) kỳ trước. AQ được đo lường như là tỷ lệ giữa Tài sản dài hạn (non-current assets) nhưng không tính tài sản cố định so với tổng tài sản.

Trong đó:

AQI: Chỉ số chất lượng tài sản

CA: Tài sản ngắn hạn

PP&E: Tài sản cố định (Property, plant and equipment)

TA: Tổng tài sản

AQI đo lường rủi ro tín dụng có liên quan tới tài sản, cụ thể nó đo lường phần tài sản - nơi mà lợi ích tương lai thu được từ phần tài sản cố định đó không rõ ràng và được coi là vô hình. Chỉ số càng thấp thì chất lượng tài sản càng cao. Một AQI lớn hơn 1 có nghĩa là công ty có khả năng đang nỗ lực trì hoãn chi phí để làm tăng lợi nhuận thực sự của DN.

- Chỉ số tăng trưởng doanh thu bán hàng (SGI)

Đây là tỷ lệ giữa doanh thu thuần kỳ này chia cho doanh thu thuần kỳ trước. SGI =

Trong đó:

SGI: Chỉ số tăng trưởng doanh thu bán hàng

SAL: Doanh thu bán hàng

DN có tốc độ tăng trường cao lại có khả năng gian lận lợi nhuận cao khi tình hình kinh tế biến động thay đổi. Bởi lẽ các nhà quản trị chịu áp lực tăng lợi nhuận từ phía các cổ đông bên trong và bên ngoài DN với kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của DN tiếp tục tăng. Kết quả nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng công ty có khả năng đã thực hiện quản trị lợi nhuận khi mà chỉ số SGI trung bình qua các năm của công ty ở lớn hơn 1.411 hoặc trung vị lớn hơn 1.607.

- Chỉ số tỷ lệ khấu hao (DEPI)

Đo lường tỷ lệ khấu hao (chung cho toàn bộ tài sản cố định của công ty) của kỳ trước chia cho kỳ này - đo lường sự nhanh, chậm của khấu hao. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và dòng tiền.

DEPI =

Trong đó:

DEPI: Chỉ số tỷ lệ khấu hao tài sản

DEP: Mức khấu hao tài sản cố định hữu hình

PP&E: Tài sản cố định

Beneish giải thích DEPI lớn hơn 1 thể hiện DN đang có tốc độ khấu hao tài sản chậm làm giảm chi phí của DN và lợi nhuận tăng.

- Chỉ số chi phí bán hàng và quản lý DN (SGAI)

Đo lường tỷ lệ của chi phí bán hàng và quản lý kỳ này so với kỳ trước (tăng hay giảm chi phí).

SGAI =

Trong đó:

SGAI: Chỉ số chi phí bán hàng và quản lý DN

SGAE: Chi phí bán hàng và quản lý DN

SAL: Doanh thu bán hàng

Nếu doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoặc ngược lại thì điều đó cần có sự giải thích trong trường hợp này. Nếu không, tỷ số SGAI sẽ thể hiện khả năng quản trị lợi nhuận. Tỷ số này được sử dụng trên giả định rằng các nhà phân tích sẽ giải thích một sự gia tăng không cân xứng trong bán hàng là một tín hiệu xấu về triển vọng của công ty trong tương lai.

- Chỉ số đòn bẩy tài chính (LVGI)

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính kỳ này so với kỳ trước (đòn bẩy tài chính được đo lường như là tỷ lệ giữa tổng nợ chia cho tổng tài sản).

LVGI =

LVGI: Chỉ số đòn bẩy tài chính

LTD (Long-term debt): Nợ dài dạn

CL (Current liabilities): Nợ ngắn hạn

TA: Tổng tài sản

Tỷ số LVGI lớn hơn 1 cho thấy đòn bẩy tài chính năm nay cao hơn năm trước. Sự tăng lên của khoản nợ đồng nghĩa với sự tăng lên của rủi ro vi phạm giao kèo về vay nợ làm cho khả năng gian lận lợi nhuận tăng lên.

- Chỉ số dồn tích so với tổng tài sản (TATA)

Tỷ lệ tổng tích lũy của năm t, tổng dồn tích chính là Vốn lưu động ngoài tiền mặt trừ cho khấu hao (Vốn lưu động = TS ngắn hạn – nợ ngắn hạn).

TATA =

Trong đó:

TATA: Chỉ số tổng dồn tích so với tổng tài sản

CA: Tài sản ngắn hạn

Cash: Tiền

CL: Nợ ngắn hạn

CMLTD (Current maturities of long-term debt): Nợ dài hạn đến hạn trả

ITP (Income tax payble): Thuế thu nhập phải trả

DEPA (Depreciation and amortization): Khấu hao tài sản hữu hình và vô hình

TA: Tổng tài sản

Chỉ số TATA là một tỷ số tài chính có thể được sử dụng để ước lượng chất lượng của tổng doanh thu. Chất lượng thu nhập đáng để quan tâm, bởi vì doanh thu bao gồm hai thành phần lâu bền và tạm ước tính. Doanh thu lâu bền, ví dụ như doanh thu bán hàng, là khoản thu nhập có thể chắc chắn xảy ra trong tương lai có thể dự đoán được. Trong khi đó, doanh thu tạm ước tính là khoản thu nhập mà chưa chắc chắn xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có sự khác nhau giữa doanh thu thực sự được ghi nhận trong kì tới và doanh thu tạm ước tính. Phân tích tỷ số tài chính TATA cung cấp những thông tin hữu ích cho cả chủ DN và bên thứ ba có liên quan như là người cho vay hoặc nhà đầu tư. Đối với chủ DN, tỷ số càng cao đồng nghĩa với nghi

ngờ khả năng tồn tại gian lận càng cao. Đối với bên thứ ba, tỷ số càng cao cho thấy có thể DN đang cân nhắc thao túng làm đẹp lợi nhuận cao hơn thực tế.

Các biến độc lập được đưa vào mô hình đều là các tỷ số tài chính có khả năng dự báo khả năng gian lận quản trị lợi nhuận tốt đã được các nghiên cứu và giáo sư Beneish M.D chứng minh. Tám biến độc lập này kết hợp hình thành nên chỉ số M-score cho công ty là biến phụ thuộc của mô hình. M-score nhỏ hơn -2,22 cho lợi nhuận không bị làm bóp méo, sai khác. M-score lớn hơn -2,22 là dấu hiệu cho thấy công ty có thể đã thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận. Trong kết quả kiểm định phương pháp chọn mẫu, mô hình M-score Beneish có thể phát hiện chính xác 76% các công ty có hành vi quản trị lợi nhuận.

Kết luận chương 2: Khái quát các vấn đề liên quan đến BCTC và gian lận BCTC. Luận văn đi sâu vào trình bày cơ sở lý thuyết và ý nghĩa của mô hình M- score và chỉ số Z-score. Từ đó làm cơ sở lý luận cho việc vận dụng mô hình M- socre và chỉ số Z-score để nhận diện khả năng gian lận BCTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở chương 3.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG GIAN LẬN BCTC VÀ VẬN DỤNG MÔ HÌNH M-SCORE BENEISH VÀ CHỈ SỐ Z-SCORE

DỰ BÁO KHẢ NĂNG GIAN LẬN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1. Thực trạng về gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.1.1. Thực trạng gian lận BCTC năm 2018

Theo thống kê của Vietstock, tính đến ngày 02/04 có 451 DN niêm yết trong số 733 DN niêm yết đã công bố BCTC kiểm toán ghi nhận sự chênh lệch BCTC tự lập và sau kiểm toán.

Tăng lãi gấp nhiều lần sau kiểm toán

Điển hình như CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (UPCoM: ABI) ghi nhận tăng thêm gần 76 tỷ đồng sau kiểm toán nâng mức lãi ròng cả năm 2018 thực hiện được là gần 172 tỷ đồng. Theo như giải trình từ phía ABI thì sau kiểm toán lại, doanh thu được ghi nhận tăng lên hơn 178 tỷ đồng, tương ứng tăng đến 14% bên cạnh đó thì một số chi phí đã được Công ty cắt giảm trong năm, kết hợp những yếu tố đó làm cho lợi nhuận tăng đáng kể.

Với trường hợp của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) thì lãi ròng tăng đến 37% lên con số 251 tỷ đồng từ mức 183 tỷ đồng mà Công ty đã lập trước đây. Giải trình cho vấn đề này, BRS cho hay sự thay đổi tăng này là do thay đổi các khoản trích lập dự phòng. Cụ thể là trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm 56 tỷ đồng do giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (dầu thô, sản phẩm) tại thời điểm lập BCTC sau kiểm toán cao hơn so với thời điểm lập BCTC trước kiểm toán, và trích lập dự phòng giảm giá dài hạn giảm 16 tỷ đồng do lỗ trong 6 tháng cuối năm của CTCP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung (BSR-BF - Công ty con của BSR) thấp hơn số trước kiểm toán. Tiếp đến là một “đại gia phố núi” CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) có lãi ròng tăng gấp đôi so với báo cáo tự lập nhờ điều chỉnh giảm một số khoản như chi phí quản lý DN, giảm

lỗ từ hoạt động khác và tăng doanh thu hoạt động tài chính.

Bảng 3.1 Top 20 DN tăng lãi sau kiểm toán 2018

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: VẬN DỤNG MÔ HÌNH MSCORE BENEISH VÀ CHỈ SỐ ZSCORE ĐỂ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 55 - 62)