bảng 2.4) như sau:
Z = 1,2*WC/TA + 1,4*RE/TA + 3,3*EBIT/TA + 0,64*MVE/BVTD + 1,0*SAL/TA
Bảng 2.4: Mô tả các biến độc lập của chỉ số Z-score
Biến độc lập
STT Kí hiệu Công thức tính 1 WC/TA Working Capital / Total
Assets Vốn lưu động/Tổng tài sản 2 RE/TA Retained earnings/total
assets Lợi nhuận giữ lại/ tổng tàisản 3 EBIT/TA Earnings before interest
and taxes/total assets
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/tổng tài sản
4 MVE/BVTD Market value of equity/
book value of total debt Giá trị thị trường của vốnchủ sở hữu/giá trị ghi sổ trên tổng các khoản nợ 5 SAL/TA Sales/total assets Doanh thu/ Tổng tài sản
(Nguồn: Chỉ số Z-score (Altman E.I, 1968))
Mức độ kiệt quệ về tài chính được phân loại thành 3 vùng. Z-score nhỏ hơn 1.81 là sự chứng tỏ rằng DN đang ở vùng “kiệt quệ”, Z-score nằm trong khoảng 1.81 là 2.99 thì DN đang nằm trong “vùng xám” và với Z-score lớn hơn 2.99 thì DN đang ở trong vùng “an toàn”. (Razali and Arhad, 2014).
Ý nghĩa kết quả của mô hình:
Z-score < 1.81: DN nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản
1.81 < Z-score < 2.99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Z-score > 2.99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Giải thích các biến số trong mô hình: Vốn lưu động/tổng tài sản (WC/TA)
tổng vốn hay. Vốn lưu động được tính toán bằng tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn. Thông thường, một công ty trải qua một thời kỳ lỗ hoạt động kéo dài sẽ có tài sản lưu động bị co lại so với tổng tài sản. Được coi là chỉ số đáng giá nhất trong ba chỉ số thanh khoản. Hai chỉ số khác gồm chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán tức thời, nhưng kém hữu ích và phụ thuộc vào khuynh hướng bảo thủ của công ty.
Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản (RE/TA)
Lợi nhuận giữ lại thể hiện số thu nhập được tái đầu tư hay mức lỗ của DN trong suốt thời gian tồn tại của nó. Chỉ số này được xem là thặng dư kiếm được từ quá trình hoạt động. Chỉ số lợi nhuận giữ lại đo lường lợi nhuận tích lũy theo thời gian. Thời gian hoạt động ngắn hay dài của DN cân nhắc hoàn toàn ở chỉ số này. Ví dụ, công ty mới thành lập thường thể hiện một chỉ số RE/TA thấp vì nó chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Vì vậy có thể lập luận, các công ty trẻ ở một mức độ nào đó bị phân biệt đối xử trong phân tích này, và khả năng công ty này được xếp vào nhóm phá sản là cao hơn một cách tương đối. Nhưng điều đó là chính xác trong thế giới thực, các công ty dễ bị phá sản ở những năm đầu hoạt động. Khoảng 50% số các công ty bị phá sản từ một đến năm năm đầu hoạt động (Dun & Bradstreet,1994). Thêm vào đó tỷ số RE/TA đo lường đòn bẩy của DN. Những công ty có RE cao so với TA, có thể tài trợ tài sản thông qua việc giữ lại lợi nhuân, không sử dụng nhiều nợ.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản (EBIT/TA)
Chỉ số này đo lường năng suất thật sự của tài sản DN, độc lập với thuế và nợ vay. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tính bằng lợi nhuận trước thuế cộng với chi phí lãi vay. Chỉ số này rất hay xuất hiện trong nghiên cứu liên quan đến thất bại DN, bởi vì sự tồn tại của DN dựa vào khả năng tạo ra tiền của tài sản. Hơn nữa, việc mất khả năng thanh toán trong các trường hợp phá sản xảy ra khi tổng nợ lớn hơn giá trị đúng của tài sản công ty với giá trị được xác định dựa trên khả năng sinh lợi của tài sản. Chỉ số này có khả năng chỉ báo tốt hơn các chỉ số sinh lợi khác, kể cả dòng tiền.
Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu được đo lường bởi giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường đang lưu hành, trong khi nợ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Chỉ số này đo lường mức độ có thể sụt giảm về mặt giá trị của tài sản công ty (đo lường bởi giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và nợ) trước khi nợ vượt quá tổng tài sản và mất khả năng thanh toán. Chỉ số này bổ sung kích thước giá trị thị trường mà hầu hết các nghiên cứu phá sản khác không đề cập đến.
Doanh thu/tổng tài sản (SAL/TA)
Là chỉ số tài chính tiêu chuẩn minh họa cho khả năng tạo ra thu nhập của DN. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của DN. Hệ số này càng cao minh chứng việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả và ngược lại.
2.5.2. Mô hình Beneish M-score (Beneish M.D, 1999)
Mô hình M-score của Beneish M.D (1999) là một mô hình thống kê giúp nhận diện được các công ty có điều chỉnh và không có điều chỉnh lợi nhuận. Đây là mô hình toán học nghiên cứu dựa trên sử dụng các tỷ số tài chính để chỉ ra liệu một công ty có thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận không. Các biến trong mô hình được xây dựng từ dữ liệu các bảng BCTC. Chỉ số M-score đo lường dựa trên 8 chỉ số được tính toán cho một công ty, đây là các chỉ số cơ bản, tuy nhiên, mang nhiều ý nghĩa về độ trượt của dòng tiền.
Kết quả mô hình M-score mô tả mức độ lợi nhuận đã bị bóp méo để thay đổi theo mong muốn của nhà quản trị. Việc áp dụng mô hình đã được các sinh viên Trường Đại học Cornell để nhận diện được gian lận của Tập đoàn Enron trước thời điểm công ty này phá sản một năm, trong khi các kiểm toán viên đã không phát hiện được.
Mô hình M-score được mô tả bởi các biến độc lập (ý nghĩa các biến được giải thích theo bảng 2.5) như sau:
M-score = -4,48 + 0,920*DSRI + 0,528*GMI +0,404*AQI +0,892*SGI +0,115*DEPI - 0,172*SGAI + 4,679*TATA - 0,327*LVGI.
- M-score < -2,22: lợi nhuận không bị bóp méo (Không có khả năng xảy ra gian lận trên BCTC)
- M-score > -2,22: lợi nhuận bị bóp méo (Có khả năng xảy ra gian lận trên BCTC)
Các biến được đưa vào mô hình:
Bảng 2.5: Bảng mô tả các biến độc lập đưa vào mô hình M-score