Khái quát sự phát triển của điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

vi phạm hành chính về mua bán hàng giả

Dƣới góc độ pháp lý, vấn đề hàng giả lần đầu tiên đƣợc đề cập kể từ khi đất nƣớc đƣợc thống nhất là trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu lậu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 [46] .

21

Bộ luật Hình sự đầu tiên của nƣớc Việt Nam thống nhất đƣợc ban hành vào năm 1985 [28] quy định Tội làm hàng giả, Tội buôn bán hàng giả tại Điều 176, thuộc nhóm Tội kinh tế. Mặc dù có quy định chi tiết hơn, có chế tài nghiêm khắc hơn Điều 5 của Pháp lệnh năm 1982, Điều 176 của Bộ luật hình sự năm 1985 không đƣa ra định nghĩa về hàng giả.

Văn bản pháp quy đầu tiên đƣa ra định nghĩa về hàng giả là Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trƣởng quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả. Điều 3 của Nghị định quy định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”.

Điều 4 của Nghị định 140/HĐBT nêu cụ thể 6 trƣờng hợp đƣợc coi là hàng giả, bao gồm: 1) Sản phẩm có nhãn giả mạo; 2) Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đã đƣợc đăng ký, bảo hộ; 3) Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng; 4) Sản phẩm hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam; 5) Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chƣa đăng ký chất lƣợng với cơ quan Tiêu chuẩn đo lƣợng chất lƣợng mà có mức chất lƣợng thấp hơn mức tối thiểu cho phép; 6) Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.

Kể từ sau Nghịđịnh 140/HĐBT năm 1991, khái niệm hàng giả tiếp tục đƣợc đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam, từ các văn bản về xử lý vi phạm hành chính, hình sự (Xem Điểm đ, khoản 8 điều 3 Nghịđịnh

22

06/2008/NĐ- CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại) đến các văn bản về kinh doanh thƣơng mại (Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷban thƣờng vụ Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm 1999 về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Điều 7), bảo hộ sở hữu trí tuệ (Thông tƣ liên tịch giữa Bộ tài chính và Bộ khoa học công nghệ 129/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2004 Hƣớng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát tại biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu), hải quan (Khoản 1 điều 3 Thông tƣ số 44/2011/TT- BTC ngày 1/4/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan), bao gồm cả các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ (Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Thủtƣớng Chính phủ Về một số biện pháp cấp bách, chống hàng giả, hàng kém chất lƣợng). Tùy trong từng bối cảnh, phù hợp với nhu cầu đầu tranh chống hàng giả trong từng lĩnh vực mà khái niệm hàng giả có thể đƣợc hiểu theo nghĩa khác nhau. Hơn nữa, qua các giai đoạn, khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt Nam cũng đã có sự phát triển, hoàn thiện đáng kể [25].

Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 10/1/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Cũng trong năm đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệngƣời tiêu dùng để thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP. Một trong những quan điểm quan trọng xuyên suốt Nghị định 185/2013/NĐ-CP là các quy định trong Nghị định đều nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng; góp phần đảm bảo ổn định thị trƣờng, phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nâng cao ý thức pháp luật của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

23

Việc triển khai thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014) đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, việc triển khai thi hành Nghị định số 185/2014/NĐ-CP cũng bộc lộ một số bất cập hạn chế cần kịp thời sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc.

Để xử lý những vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, ngày 19/11/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Một trong những điểm mới đã đáp ứng yêu cầu xử lý những vƣớng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định trong việc xác định hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, bảo đảm tính thống nhất và tính khả thi của hệ thống pháp luật.

Nhƣ vậy, hiện nay, văn bản trực tiếp quy định về xử phạt VPHC về sản xuất và buôn bán hàng giả là Nghịđịnh 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số124/2015/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)