buôn bán hàng giả
Hiện nay, tuy đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm; truy cứu trách nhiệm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu song hiệu lực thực thi của một số văn bản còn thấp do chƣa đƣợc cụ thể hóa hoặc chƣa theo kịp với những diễn biến phức tạp nảy sinh trong cuộc sống. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lại chủ yếu tập trung vào chống, nhất là chống trong khâu tiêu thụ hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu mà chƣa chú trọng đúng mức đến phòng ngừa ngăn chặn sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu…, vì vậy cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm khắc phục, sửa chữa, loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, văn bản có sự xung đột pháp luật với các văn bản khác; từ đó xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất.
- Văn bản pháp luật cần xác định rõ hàng giả với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu và các khái niệm khác nhƣ hàng hóa khuyết tật theo Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng; hàng hóa chứa yếu tố xâm phạm đến sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, kiểu dáng công nghiệp và giống cây trồng theo luật sở hữu trí tuệ.
75
- Quy định ranh giới cụ thể giữa mức độ xử lý hành chính với xử lý hình sự.
- Các Nghịđịnh, thông tƣ quy định quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm cụ thể, rõ ràng, thống nhất, không chồng chéo, thủ tục đơn giản, không rƣờm rà, phức tạp.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phƣơng trong công tác đấu tranh chống hàng giả và trách nhiệm quản lý nếu để xẩy ra vi phạm kéo dài mà không phát hiện, xử lý.
- Các văn bản xử lý cần quy định các chế tài xử lý mạnh mẽ hơn đối với các vi phạm, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm xẩy ra.
3.2.2. Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, nâng cao chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức thực hiện chống hàng giả