2.3.1.1. Những thành tựu
Lực lƣợng chức năng của thành phố Hà Nội đã luôn chủ động, tích cực đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng và gian lận thƣơng mại giúp thị trƣờng lành mạnh hơn. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thƣơng mại đƣợc dự báo vẫn diễn biễn phức tạp, gia tăng và khó lƣờng, nhất là những tháng cuối năm, đòi hỏi các cấp, các ngành và địa phƣơng tiếp tục có những giải pháp quyết liệt hơn nữa.
Theo Ban Chỉ đạo 389/TP, 9 tháng đầu năm 2014, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn thành phố giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Qua công tác kiểm tra 27.061 vụ, lực lƣợng chức năng đã phát hiện và xử lý 10.609 vụ vi phạm, đạt 90% so với cùng kỳ năm 2013; đã khởi tố hình sự 31 vụ với 34 bị can. Trong đó, hàng nhập lậu 1.538 vụ; hàng giả, kém chất lƣợng, vi phạm sở hữu trí tuệ 1.147 vụ; gian lận thƣơng mại 7.924 vụ; tổng số tiền phạt hành chính, thu ngân sách nhà nƣớc, tịch thu hàng hoá 1.292,5 tỷ đồng, đạt 110% so với cùng kỳ năm ngoái.
2.3.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu
- Đạt đƣợc kết quả trên, trƣớc hết, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của các ngành thành viên trong Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả của thành phố, quận Hoàn Kiếm luôn bám sát chỉ đạo của
57
Chính phủ và bộ, ngành liên quan. Các lực lƣợng đã thƣờng xuyên tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý những vấn đề có tính nhạy cảm, nóng mà xã hội và nhân dân quan tâm nhƣ gia cầm nhập lậu, mũ bảo hiểm, xe đạp điện, mặt hàng thuỷ sản không bảo đảm chất lƣợng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... Cụ thể, Công an thành phố đã mở đợt cao điểm tập trung đấu tranh trấn áp các loại tội phạm; triển khai kế hoạch ngăn chặn, xử lý nghiêm việc vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chƣa qua kiểm dịch, không bảo đảm an toàn thực phẩm... Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội triển khai hàng loạt văn bản liên quan đến: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; bình ổn giá cả thị trƣờng; tăng cƣờng công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại tập trung vào các mặt hàng rƣợu bia, thuốc lá, mũ bảo hiểm, xe đạp điện, gia cầm, quần áo, thực phẩm công nghệ, bánh kẹo, thuỷ hải sản, sữa, phân bón, xăng dầu, khí mỏ hoá lỏng... Sở Y tế chỉ đạo thanh tra chuyên ngành thanh tra các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, đa khoa, phòng chuẩn trị y học cổ truyền, cơ sở kinh doanh dƣợc phẩm và quy định hành nghề và chất lƣợng thuốc, giá thuốc... Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức tốt việc tuyên truyền ngăn chặn hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, không có nguồn gốc, thuốc lá điếu nhập lậu, tuyên truyền về công tác bình ổn giá, hƣởng ứng cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Một chuyển biến rõ nhất, Ban Chỉ đạo 389 quận Hoàn Kiếm đã chủ động xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra trên địa bàn quản lý, chỉ đạo các lực lƣợng chức năng tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng chống buôn lậu, hành giả, gian lận thƣơng mại, vi phạm an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung vào nhóm mặt hàng thuộc diện bình ổn giá nhƣ gạo, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh, vật tƣ nông nghiệp; kiểm tra, kiểm soát gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, không bảo
58
đảm an toàn thực phẩm, mặt hàng thuỷ sản không rõ nguồn gốc không qua kiểm dịch, mũ bảo hiểm kém chất lƣợng, không rõ nguồn gốc, xe đạp điện... Cùng với đó, công tác tuyên truyền có sự thay đổi cả về nội dung và hình thức để ngƣời dân, doanh nghiệp dễ hiểu, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thƣơng mại... Nhờ vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng và gian lận thƣơng mại đƣợc nâng cao đã giúp thị trƣờng lành mạnh hơn, góp phần ổn định thị trƣờng, thúc đẩy lƣu thông hàng hoá và phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
- Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)đã thu đƣợc nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng: Nghị định số 185/2013/NĐ-CP cơ bản giải quyết đƣợc những bất cập mẫu thuẫn, chồng chéo với các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan; Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt quy định rõ ràng, cụ thể, phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành tạo thuận lợi cho việc áp dụng xử phạt trong thực tiễn; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm xử phạt quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng tạo cơ sở pháp lý cho các lực lƣợng chức năng thực thi công vụ; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; căn cứ định giá để xác định thẩm quyền, mức phạt rõ ràng, cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình áp dụng xử phạt.
59