Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả ở thành phố Hồ Chí Minh là: các lực lƣợng chức năng đã tập trung, tăng cƣờng các hoạt động phối hợp liên ngành, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định kiểm dịch, thú y... [51].
Trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu hàng hóa và vận chuyển trái phép chất ma túy của các đối tƣợng nhƣ: lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu thông thoáng, các doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình quá cảnh để khai báo cho các lô hàng không đúng với thực tế hoặc các lô hàng quá cảnh đó cần phải có giấy phép chuyên ngành; hàng chuyển khẩu sai khai báo...; cố tình khai báo qua mặt hàng khác có thuế thấp, giá thấp để tiêu chí rủi ro phân luồng xanh, vàng, đỏ
40
(tỷ lệ kiểm tra 5-10%), hoặc cố tình khai thuể rất cao nhƣng trong đó có mặt hàng cấm, hàng giả (súng, kiếm, nƣớc hoa nhãn hiệu nổi tiếng...); lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc một số đối tƣợng là du học sinh, ngƣời lao dộng nghèo thông qua con đƣờng du học, du lịch để tham gia đƣờng dây xuất nhập ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, thuốc hƣớng thần…
Trong thị trƣờng nội địa, lực lƣợng công an và quản lý thị trƣờng đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,đồng thời tăng cƣờng hoạt động ngoài giờ hành chính, nắm tình hình kinh doanh hàng giảnhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; kiểm tra các mặt hàng thuốc lá nhập lậu, thực phẩm các loại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, hóa chất, kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá; kiểm tra vận chuyến, buôn bán gia cầm, gia súc, thịt gia cầm, thịt gia súc trên các tuyến đƣờng từ tỉnh vào thành phố và tại các chợ.
Các lực lƣợng chức năng đã tập trung, tăng cƣờng các hoạt động phối hợp liên ngành, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định kiểm dịch, thú y... đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần ổn định thị trƣờng thành phố. Theo đó, triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016, Công an và Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố đã tập trung kiểm tra 05 nhóm mặt hàng gồm: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. Riêng lực lƣợng Hải quan thành phố đã tập trung vào các loại hàng hóa trọng điểm nhƣ: hàng tiêu dùng (thuốc lá, rƣợu, bia, bánh kẹo, quần áo may sẵn...); ô tô các loại (bao gồm cũ và mới), xe gắn máy, phụ tùng ô tô và gắn máy; máy móc công trình (bao gồm cũ và mới); kim khí điện máy, thiết bị vệ sinh, linh kiện điện tử, hóa chất, thép; hàng điện từ cao cấp, hàng bách hóa có
41
xuất xứ Trung Quốc; vật liệu xây dựng, kính xây dựng; phế liệu; vàng, nữ trang, đá quý; tân dƣợc, mỹ phẩm; ngoại tệ các loại; nguyên phụ liệu nhập khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu, các loại hóa chất là tiền chất. Đồng thời, Cục Hải quan cũng tập trung vào các đối tƣợng trọng điểm là các doanh nghiệp thƣờng xuyên vi phạm Luật Hải quan, doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh theo thông báo của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh , Chi cục Thuế quận - huyện, các đơn vị thuộc Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp thƣờng xuyên đăng ký kiểm tra vào giờ cao điểm, thƣờng xuyên hủy tờ khai xuất khẩu đã đƣợc phê duyệt kiểm tra. Đặc biệt lƣu ý các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kho ngoại quan và những doanh nghiệp thƣờng xuyên xuất nhập khẩuhàng hóa qua kho ngoại quan.
Ngoài ra, đơn vị cũng lƣu ý những cá nhân có hoạt động nhập khẩu thƣờng xuyên, hành khách xuất nhập cảnh nhiều lần không rõ mục đích chuyến đi, cá nhân hoặc tổ chức có gửi hàng bƣu phẩm, bƣu kiện qua đƣờng bƣu điện không rõ mục đích sử dụng, không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng ký gửi khi làm thủ tục hải quan hoặc thƣờng xuyên nhận quà biếu với số lƣợng lớn.
Kết quả, trong tháng 7-2016, các lực lƣợng chức năng thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.551 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả… với trị giá hàng vi phạm ƣớc tính 161 tỷ 802 triệu đồng; xử lý 2.520 vụ, thu nộp ngân sách 267 tỷ 507 triệu đồng (bao gồm tiền phạt và tiền bán hàng tịch thu).