hiện sớm và xử phạt nghiêm minh, kịp thời các vi phạm
Những nỗ lực trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại… đã tạo chuyển biến tích cực về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh, góp phần bình ổn thị trƣờng trên địa bàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389/TP, công tác này vẫn còn những mặt hạn chế. Điều này thể hiện ở chỗ, vẫn còn tồn tại về công tác dự báo tình hình thị trƣờng, việc phối hợp thông tin giữa các đơn vị thiếu tính chủ động, nhạy bén. Nhiều thời điểm, khi có thông tin từ các cơ quan truyền thông mới tiến hành kiểm tra, kiểm soát nên hiệu quả chƣa cao... Ở khía cạnh khác, Hà Nội vừa là nơi tiêu thụ, vừa là nơi chung chuyển hàng nhập lậu, chủ yếu từ tuyến Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai về tiêu thụ hoặc chung chuyển vào phía Nam. Vì vậy, phƣơng thức thủ đoạn tinh vi, tổ chức hoạt động tạo thành các đƣờng dây, ổ nhóm, tụ điểm, có sự cấu kết chặt chẽ giữa chủ đầu nậu trên biên giới và trong nội địa. Thủ đoạn của chúng chủ yếu là gom hàng tại biên giới, hợp thức hoá bằng chứng từ buôn bán nội địa, hạ thấp giá buôn bán, quay vòng chứng từ. Tƣơng tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả cũng diễn biến phức tạp. Hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do ngƣời kinh doanh Việt Nam đặt hàng nhƣ: hàng dệt may, da giày,
71
túi xách, mỹ phẩm, điện thoại di động, phụ tùng ôtô, đồ chơi trẻ em khá phổ biến. Xuất hiện thủ đoạn đặt các nhãn hiệu mà các chủ sở hữu ít đề nghị xử lý nên khó xử lý trên cùng một cửa hàng. Hàng giả mạo xuất xứ tăng rõ rệt, kể cả hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, tập trung vào các mặt hàng nhƣ: dệt may, bóng đèn, xăm lốp, đồ gia dụng, thuốc lá, mỳ chính,... Hàng hoá đƣợc sản xuất, nhập khẩu có chất lƣợng thấp hơn công bố, không có hoặc có mức thấp dƣới 70% hoạt chất chính trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, phân bón, thực phẩm bao gói đƣợc phát hiện khá nhiều qua các vụ việc xử lý trong 9 tháng đầu năm.
Nền kinh tế Việt Nam đƣợc dự báo tiếp tục phục hồi nhờ hiệu quả của việc khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định và vực dậy nền kinh tế. Mặt khác, theo quy luật hàng năm, 6 tháng cuối nămlà thời điểm mức luân chuyển hàng hoá tăng cao, hàng giá rẻ đƣợc tiêu thụ mạnh càng làm gia tăng tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thƣơng mại. Các hành vi kinh doanh trái phép khác tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phƣơng thức thủ đoạn tinh vi và với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài nhiều hơn. Tình trạng hàng tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao dẫn đến việc gia tăng hàng hoá cận hạn, hết hạn sử dụng và hàng kém chất lƣợng.
Để tiếp tục kiểm soát tốt tình hình thị trƣờng, từng bƣớc đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389/TP yêu cầu tiếp tục công tác điều tra cơ bản, nắm bắt thị trƣờng, phối hợp tốt với các lực lƣợng chức năng ở trung ƣơng và các tỉnh biên giới phía bắc; tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật kinh doanh thƣơng mại cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và ngƣời tiêu dùng để nâng cao nhận thức và tuân thủ đúng quy định của pháp luật...
72
3.1.3. Nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả phải gắn với việc nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức và ý thức pháp luật về chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của ngƣời dân
Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống pháp luật bên cạnh lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Không có một hoạt động nào của con ngƣời lại có thể thực hiện ngoài ý thức con ngƣời. Không có quyết định văn bản pháp luật nào, không có một quan hệ pháp luật nào có thể thực hiện ngoài tâm lý pháp luật và tƣ tƣởng, quan niệm của con ngƣời. Sự tồn tại và vận động của pháp luật trong xã hội nói chung liên quan chặt chẽ với tƣ tƣởng pháp luật, tâm lý pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả.
Trong lĩnh vực này, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức –ngƣời tổ chức thực hiện pháp luật và nhân dân – ngƣời thực thi pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hƣởng tới tình trạng tuân thủ pháp luật. Pháp luật chỉ có thể đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác nếu nhƣ mọi ngƣời dân, trong đó có cán bộ, công chức hiểu và tôn trọng pháp luật. Hiểu biết pháp luật là tiền đề cho việc tôn trọng và thực thi đúng pháp luật. Thực tế trong thời gian qua, trong bối cảnh của nền kinh tế thịtrƣờng, có nhiều tổ chức, cá nhân, mặc dù hiểu biết về pháp luật nhƣng lại cố tình vi phạm pháp luật hoặc tìm cách để “lách luật” vì mục đích vụ lợi. Nguy hiểm hơn nữa nếu tình trạng vi phạm pháp luật này xảy ra trong đội ngũ cán bộ, công chức – ngƣời tổ chức thực hiện pháp luật. Khi ấy, pháp luật sẽ bị lợi dụng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, xã hội và công dân sẽ bị ảnh hƣởng, gây nên mất trật tự và suy giảm tính nghiêm minh trong quản lý nhà nƣớc. Từ đây, những tiêu cực khác sẽ có thể phát sinh nhƣ thái độcoi thƣờng nhà nƣớc, coi thƣờng pháp luật của ngƣời dân.
73
Để việc xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả đảm bảo nguyên tắc pháp chế và mục đích giáo dục với ngƣời dân, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ ngƣời tiêu dùng nói riêng cần đƣợc quan tâm. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức là công tác sâu bền và mang tính tổng thể để phòng và chống những vi phạm pháp luật về hàng giả.