Trong giai đoạn tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh phú yên trong điều tra vụ án hình sự (Trang 51 - 55)

hủy bỏ biện pháp tạm giam: 01 vụ, đảm bảo việc phê chuẩn các quyết định của

CQCSĐT có căn cứ, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai [52] [53] [54] [55].

2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Phú Yên trong điều tra vụ án hình sự cảnh sát điều tra tỉnh Phú Yên trong điều tra vụ án hình sự

2.2.1. Trong giai đoạn tiếp nhận và giải quyếttin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố khởi tố

Trong bất kỳ một VAHS nào dù phạm tội đơn lẻ hay có tổ chức, hay vụ án có một hay nhiều bị can mà không có sự phối hợp giữa VKSND và CQCSĐT đều không thể xử lý thành công vụ án. VKSND và CQCSĐT có mối quan hệ với nhau trong quá trình ĐTVAHS trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên. Trên cơ sở đó, theo tinh thần của cải cách tư pháp thì VKSND ngày càng tham gia nhiều hơn vào hoạt động điều tra và VKSND là cơ quan quyết định cuối cùng việc khởi tố,

truy tố ngườiphạm tội trước TAND.

Trong đó tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố là hoạt động khởi tạo đầu tiên cho quá trình quyết định việc có hay không có sự việc và người phạm tội; Và là hoạt động của CQCSĐT, VKSND và các cơ quan khác

theo luật định, được tiến hành theo trình tự, thủ tục TTHS để thẩm tra, xác minh nguồn tin, trên cơ sở đó ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định xử lý cần thiết khác. Đây là giai đoạn đầu của quá trình TTHS, có ý nghĩa rất quan trọng để đảm

bảo thực hiện nguyên tắc mọi tội phạm xảy ra đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Trong những năm qua, VKSND và CQCSĐT tỉnh Phú Yên đã tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ đối với việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Nhận thấy hầu hết các vụ việc sau khi nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, CQCSĐT đã vào sổ thụ lý riêng rẽ tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Sổ thụ lý đã cập nhật đầy đủ các thông tin theo quy định như: ngày tháng năm nhận tố giác, tin báo, nguồn tố giác, tin báo, tóm tắt nội dung, cán bộ thụ lý, ý kiến chỉ đạo giải quyết và kết quả giải quyết. Hàng tháng, CQCSĐT cấp tỉnh gửi đến VKSND tỉnh Phú Yên danh sách tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã được CQCSĐT tiếp nhận để VKSND thực hiện trách nhiệm kiểm sát theo quy định. Thủ trưởng CQCSĐT ra quyết định phân công phó thủ trưởng CQCSĐT xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Phó thủ trưởng CQCSĐT có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn kiểm tra, xác minh theo quy định tại Điều 103 BLTTHS. Nếu kết quả xác minh xác định không có dấu hiệu của tội phạm thì Phó thủ trưởng CQCSĐT ra quyết định không khởi tố VAHS. Quyết định không khởi tố VAHS và các tài liệu liên quan phải gửi cho VKSND trong thời hạn 24 giờ sau khi ra quyết định, đồng thời báo cáo thủ trưởng CQCSĐT. Nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm thì Phó thủ trưởng CQCSĐT báo cáo Thủ trưởng CQCSĐT để ra

quyết định khởi tố VAHS đồng thời phân công Phó thủ trưởng CQCSĐT và ĐTV tiến hành điều tra vụ án. Mỗi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được CQCSĐT lập hồ sơ riêng. Trong hồ sơ phải lưu giữ đầy đủ các tài liệu giải quyết k m theo; khi có kết quả giải quyết CQCSĐT phải gửi cho VKSND và thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người tố giác tội phạm biết.

Với những trường hợp VKSND tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố: thực tiễn cho thấy VKSND tỉnh Phú Yên sau khi nhận

được tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cũng đã mở sổ thụ lý, cập nhật đầy đủ các thông tin và chuyển ngay cho CQCSĐT trong thời hạn 24 giờ để kiểm tra, xác minh giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức đã báo tin biết. Quá trình kiểm tra, xác minh, KSV trao đổi bằng văn bản với ĐTV về những vấn đề cần làm rõ, nếu có vướng mắc thì cùng báo cáo lãnh đạo hai ngành cho ý kiến chỉ đạo.

VKSND và CQCSĐT tỉnh Phú Yên đã quán triệt thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC

ngày 02/8/2013 của Liên ngành Trung ương hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

VKSND tỉnh đã tăng cường, chủ động phối hợp với CQCSĐT tỉnh bằng nhiều biện pháp từ phân loại xử lý, thu thập tài liệu xác minh làm rõ và họp bàn quyết định giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chất lượng giải quyết tin báo được nâng lên, hạn chế được số tin báo giải quyết quá hạn góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Quá trình thực hiện VKSND tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp thực hiện, đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải được thụ lý, giải quyết nhanh chóng, kịp thời theo quy định. VKSND tiếp nhận và chuyển đầy đủ kịp thời các tin báo và kiến nghị khởi tố đến CQCSĐT. Sau

khi tiếp nhận CQCSĐT đã phân công ĐTV thụ lý xác minh, điều tra, VKSND phân công KSV kiểm sát việc giải quyết. Trong quá trình giải quyết CQCSĐT luôn phối hợp chặt chẽ với VKSND. Đối với những tin báo giữa KSV và ĐTVcó quan điểm khác nhau thì báo cáo lãnh đạo hai ngành họp bàn thống nhất hướng giải quyết.

Kết quả từ năm 2013-2016, CQCSĐT tỉnh Phú Yên đã thụ lý 200 tin; trong đó CQCSĐT đã giải quyết 187 tin (khởi tố 132 tin; không khởi tố 39 tin, xử lý khác 09; chuyển cấp huyện 07), còn 13 tin đạt tỷ lệ 93% (trong đó, số quá hạn 06/13 tin, chiếm 46%). VKSND trực tiếp kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại cơ quan điều tra ít nhất 01 lượt/1 năm có kết luận, kiến nghị

khắc phục vi phạm. Qua công tác kiểm sát VKSND đã ban hành 18 yêu cầu kiểm tra, xác minh, yêu cầu CQCSĐT khởi tố 24 vụ 47 bị can và ban hành 06 kiến nghị yêu cầu giải quyết đối với 06 tin quá hạn, được CQCSĐT tiếp thu và đã ra quyết định giải quyết. Quá trình phối hợp giải quyết tin báo, hai ngành đã tổ chức 32 cuộc họp liên ngành [52] [53] [54] [55].

Điển hình là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong đền bù giải tỏa xảy ra tại xã Hòa Tâm huyện Đông Hòa thiệt hại trên 09 tỷ đồng. Vụ Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Cảng Vũng Rô gây thiệt hại 49 tỷ đồng. Vụ Lê Thị Thu Thanh lợi dụng làm cái huê đã lừa đảo chiếm đoạt gần 03 tỷ đồng xảy ra tại Phường 3, TP Tuy Hòa…liên ngành tư pháp đã phối hợp rất chặt chẽ từ đầu đến khi giải

quyết vụ án, tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành để bàn giải quyết [60, tr.27].

Tuy nhiên, đối với việc xử lý tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, quan hệ phối hợp giữa VKSND và CQCSĐT tỉnh Phú Yên còn chưa mang tính chất bắt buộc như khi đã tiến hành hoạt động điều tra theo tố tụng. Việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm chủ yếu thuộc về trách nhiệm của CQCSĐT. CQCSĐT cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, xử lý nguồn tin về tội phạm và phải thông báo cho VKSND cấp tỉnh biết việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác đó.

VKSND có quyền yêu cầu khởi tố hoặc ra quyết định khởi tố VAHS, chuyển cho CQCSĐT tiến hành điều tra và có trách nhiệm thống kê tình hình, kết quả giải quyết tin báo và tố giác tội phạm. Qua thực tiễn tại tỉnh Phú Yên, thấy rằng: quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQCSĐT tỉnh vẫn chưa nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, chưa thực hiện tốt quy định BLTTHS. Sau khi tiếp nhận các tố giác, tin báo tội phạm và tổ chức xác minh đã không kịp thời báo cho VKSND tỉnh để thực hiện hoạt động kiểm sát, có trường hợp sau khi có kết quả xác minh ra quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án thì hồ sơ xác minh mới được chuyển cho

VKSND. Trong một số trường hợp, VKSND tỉnh tiến hành hoạt động kiểm sát phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm còn mang tính hình thức, thiếu chủ động, chỉ

dừng lại ở việc nắm số liệu và kết quả giải quyết vụ việc. Trong một số vụ việc,

VKSND và CQCSĐT tỉnh chưa thực hiện tốt mối quan hệ trong trao đổi thông tin,

VKSND chưa chủ động yêu cầu CQCSĐT thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và còn lúng túng về phương thức kiểm sát. Định kỳ, chưa nắm chắc được tình hình tội phạmtrên địa bàn hoặc lĩnh vực phụ trách; chưa nắm chắc những tố giác, tin báo về tội phạm còn bỏ sót không được CQCSĐT thụ lý, xác minh. Chất lượng, phân loại, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm còn thấp; VKSND còn thiếu biện pháp đôn đốc CQCSĐT khắc phục tình trạng để tin báo, tố giác về tội phạm quá hạn luật định chưa giải quyết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh phú yên trong điều tra vụ án hình sự (Trang 51 - 55)