Trong khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh phú yên trong điều tra vụ án hình sự (Trang 55 - 58)

Trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều 103 BLTTHS năm 2003 và khoản 2 điều 147 BLTTHS năm 2015, CQCSĐT phải kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu xác định có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định khởi tố VAHS; trường hợp xác định có một trong những căn cứ quy định tại điều 107 BLTTHS năm 2003 và điều 157 BLTTHS năm 2015 thì ra quyết định không khởi tố vụ án. CQCSĐT phải gửi quyết định khởi tố k m theo các tài liệu liên quan

cho VKSND cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

Như vậy, mối quan hệ giữa VKSND và CQCSĐT ở giai đoạn này bắt đầu từ

khi VKSND nhận được một trong các quyết định nêu trên. Quy định này của pháp luật TTHS là chặt chẽ, một mặt tạo quyền chủ động cho cơ quan trực tiếp tiến hành điều tra, mặt khác nâng cao trách nhiệm của VKSND nhằm đảm bảo cho việc khởi tố VAHS được chính xác, không để lọt tội phạm.

Trong kiểm sát khởi tố vụ án, VKSND có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ của CQCSĐT và ra quyết định không khởi tố vụ án hoặc VKSND có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của CQCSĐT và ra quyết định khởi tố vụ án, giao hồ sơ cho CQCSĐT để tiến hành điều tra. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định, KSV phải gửi cho CQCSĐT để thực hiện, đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện các quyết định của

các yêu cầu của VKSND thì KSV phải báo cáo Lãnh đạo VKSND để có biện pháp xử lý.

Qua khảo sát thực tiễn hoạt động khởi tố của CQCSĐT tỉnh Phú Yên những năm qua cho thấy, để đảm bảo cho hoạt động khởi tố có căn cứ và hợp pháp, giữa

VKSND và CQCSĐT đã có sự phối hợp ngày một chặt chẽ. Sự phối hợp đó thể hiện không chỉ ở mỗi cơ quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình mà còn ở chỗ chủ động trao đổi, nhận xét đánh giá về những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được xem đã có đủ căn cứ để xem xét khởi tố VAHS hay chưa.

Đối với quyết định khởi tố bị can, sau khi nhận được quyết định khởi tố bị

can, VKSND phải xem xét các tài liệu để quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQCSĐT. KSV có trách nhiệm rất lớn trong việc đề xuất phêchuẩn hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can vì quyết định khởi tố bị can có ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của công dân, cần thận trọng và đảm bảo thực hiện đúng pháp luật. KSV phải nghiên cứu kỹ các tài liệu k m theo, xác định phạm vi độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của bị can. Nếu xem xét tài liệu thấy chưa đủ căn cứ để phê chuẩn thì KSV báo cáo Lãnh đạo VKSND yêu cầu CQCSĐT bổ sung các tài liệu, chứng cứ liên quan. Trường hợp tài liệu thể hiện quyết định khởi tố bị can là không đủ căn cứ thìKSV báo cáo cụ thể ý kiến đánh giá và đề xuất Lãnh đạo VKSND ra quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Thực tế không ít vụ án, KSV thấy các tài liệu trong hồ sơ thể hiện có căn cứ cho rằng bị can còn phạm một tội khác nữa mà CQCSĐT tỉnh chưa khởi tố bị can thì KSV đã chủ động làm báo cáo đề xuất Lãnh đạo VKSND yêu cầu CQCSĐT ra quyết định khởi tố bị can. Nếu CQCSĐT không ra quyết định khởi tố bổ sung theo đề nghị của VKSND thì VKSND tự ra quyết định khởi tố bị can bổ sung…

Từ thực tiễn giải quyết VAHS cho thấy, việc xây dựng mối quan hệ giữa

VKSND và CQCSĐT tỉnh thực hiện rất chặt chẽ nên đã xử lý được nhiều vụ án phức tạp, đông bị can; Hai cơ quan đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình và chủ động trao đổi thông tin, nhận xét, đánh giá về những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được để xem xét có đủ căn cứ khởi tố hay chưa. Hoạt động kiểm sát khởi tố vụ

án được tăng cường do vậy án tạm đình chỉ, đình chỉ của CQCSĐT cấp tỉnh đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không phải vụ phạm tội nào xảy ra cũng đã có cơ sở để xác định đối tượng gây án, thậm chí có những vụ án xảy ra, CQCSĐT đã tiến hành điều tra bằng mọi biện pháp nhưng hết thời hạn điều tra theo quy định của pháp luật vẫn không xác định được đối tượng gây án. Theo thống kê từ năm 2013

đến nay cho thấy, tỷ lệ vụ án được khởi tố vụ án nhưng sau đó chưa xác định được đối tượng thực hiện tội phạm là 8,55% , trong đó có 13 vụ CQCSĐT không khởi tố vì chưa xác định được đối tượng phạm tội. Mặt khác, theo số liệu thống kê từ năm 2013 đến năm 2016 cho thấy, số bị can mà CQCSĐT và VKSND tỉnh Phú Yên phải đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can do bị can không phạm tội: 01 vụ 01 bị can, chiếm 1,08%. Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của VKSND trong việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, VKSND tỉnh đã kiểm sát chặt chẽ các căn cứ khởi tố, nếu thấy quyết định khởi tố của CQCSĐT không có căn cứ thì VKSND quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Đồng thời nếu phát hiện người có hành vi phạm tội chưa bị khởi tố thì VKSND yêucầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can. Theo số liệu thống kê từ 2013 đến 2016, VKSND đã yêu cầu CQCSĐT khởi tố 47 bị can, chiếm 30,9% [52] [53] [54] [55].

Qua giải quyết án thực tế cũng không ít trường hợp giữa VKSND và CQCSĐT còn có quan điểm, ý kiến chưa thống nhất về tội danh để khởi tố bị can, dẫn đến không kịp thời phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, điển hình như vụ: Giao cấu với trẻ em, giết người xảy ra tại xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa: Khoảng 16 giờ ngày 07/10/2013 Nguyễn Bá Long, sinh năm 1973 trú tại thôn Sơn Tây, xã Bình Kiến đến nhà Trịnh Thị Thái Hòa sinh ngày 11/8/1999 ở cùng thôn chơi. Lúc này Hòa đang nằm trên giường học bài. Long đến nói với Hòa cho Long giao cấu Long sẽ cho tiền, Hòa đồng ý. Long sờ vào bộ phận sinh dục của Hòa

khoảng 03 đến 04 phút thì anh trai của Hòa về, Long sợ bị phát hiện nên bỏ về. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, Long đến cửa sổ phòng Hòa gọi Hòa đi ra ngoài, Long dẫn Hòa đến đám sắn mì gần đó thực hiện hành vi giao cấu với Hòa, sợ phát hiện

nên Long đã dùng rựa giết Hòa nhưng chưa giết được thì bị người dân phát hiện. Quá trình giải quyết vụ án, giữa VKSND và CQCSĐT có quan điểm khác nhau khi định tội danh đối với bị can Long, ngoài tội “Giao cấu với trẻ em” và “giết người”, có quan điểm cho rằng hành vi của Long còn phạm tội “Dâm ô đối với trẻ em” quy định tại Điều 116 BLHS. Do vậy, VKSND và CQCSĐT tỉnh Phú Yên đã tổ chức 3 cuộc họp để bàn, kết quả thống nhất khởi tố Long tội “Giao cấu với trẻ em” và “Giết người” [60, tr.29].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh phú yên trong điều tra vụ án hình sự (Trang 55 - 58)