Trong áp dụng, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh phú yên trong điều tra vụ án hình sự (Trang 58 - 61)

Theo quy định của BLTTHS thì các biện pháp ngăn chặn được áp dụng khi có các căn cứ: để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm; có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra; có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ tiếp

tục phạm tội; cần đảm bảo thi hành án. Trong các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS, thì thực trạng giải quyết án hình sự ở Phú Yên thường được áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt khẩn cấp, bắt quả tang; tạm giữ, tạm giam…

Trong quá trình điều tra, CQCSĐT có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhưng không được lợi dụng biện pháp ngăn chặn thay cho điều tra. Để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúng pháp luật, KSV phải nghiên cứu nắm vững các quy định của pháp luật đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nghiên cứu kỹ biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản ghi lời khai… để đánh giá toàn diện các tài liệu liên quan đến việc CQCSĐT đề nghị phê chuẩn áp dụng biện pháp ngăn chặn và giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện các trường hợp lạm dụng các biện pháp ngăn chặn.

- Đối với việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, CQCSĐT đã thực hiện đúng quy định của BLTTHS là việc bắt người trong trường hợp này phải được báo

ngay cho VKSND cùng cấp bằng văn bản, k m theo tài liệu có liên quan đến việc bắt để xét phê chuẩn. Hồ sơ do CQCSĐT đề nghị VKSND phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp này thường bao gồm các tài liệu như: công văn đề nghị

làm căn cứ cho việc quyết định bắt khẩn cấp; tài liệu về nhân thân người bị bắt; lời khai của đối tượng bị bắt khẩn cấp; bản kê các tài liệu có trong hồ sơ và từng trang tài liệu được đóng dấu bút lục của CQCSĐT. Thực tiễn cho thấy, các đối tượng mà CQCSĐT áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp đều được VKSND phê chuẩn, không có trường hợp nào VKSND phải ra quyết định không phê chuẩn. Đồng thời, phần lớn các trường hợp này đều được CQCSĐT khởi tố và chuyển sang tạm giam. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có lúc, có nơi CQCSĐT còn lạm dụng bắt khẩn cấp mà không áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam.

- Đối với việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã: BLTTHS quy định trong mọi trường hợp, CQCSĐT phải tiến hành lấy lời khai ngay người bị bắt; xác định sơ bộ tính chất hành vi phạm tội đã được phản ánh trong biên bản bắt người phạm tội quả tang, nhân thân người bị bắt để quyết định có tạm giữ hay không tạm giữ. Hoạt động kiểm sát điều tra của VKSND trong thời điểm này chủ yếu là trên cơ sở kiểm tra tính chất, mức độ sự việc phạm tội mà xem xét tính có căn cứ của các quyết định của CQCSĐT.

Đối với trường hợp bắt người đang bị truy nã thì hoạt động của VKSND chủ yếu là yêu cầu CQCSĐT sau khi lấy lời khai người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan ra lệnh truy nã và giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.

- Đối với việc tạm giữ và gia hạn tạm giữ: với trường hợp cần tạm giữ, CQCSĐT đã ra lệnh tạm giữ và gửi lệnh tạm giữ đến VKSND để kiểm sát hoạt động tạm giữ của CQCSĐT.

Về gia hạn tạm giữ, qua công tác kiểm sát điều tra, VKSND đã phát hiện và thông báo kịp thời cho CQCSĐT một số trường hợp lệnh tạm giữ sắp hết hạn nhưng CQCSĐT vẫn chưa làm thủ tục gia hạn hay áp dụng hình thức xử lý khác đối với người bị tạm giữ.

- Việc áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam, tạm giam, gia hạn tạm giam của CQCSĐT trong thời gian qua cho thấy, do đây là một biện pháp ngăn chặn rất nghiêm khắc nên CQCSĐT và VKSND đều rất thận trọng khi quyết định. Khi cần phải bắt bị can để tạm giam, ĐTV được giao thụ lý điều tra vụ án đã chủ

động trao đổi với KSV về tình hình vụ án, những chứng cứ đã thu thập được... để thực hiện quan hệ có hiệu quả. Hồ sơ đề nghị phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam mà CQCSĐT gửi đến VKSND thường bao gồm: công văn đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam (trong đó phản ánh diễn biến hành vi phạm tội của đối tượng, nhân thân của đối tượng, quan điểm của CQCSĐT), lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam. Đối với các vụ án trọng điểm thì trong công văn đề nghị phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam hay lệnh tạm giam, CQCSĐT đều nêu những chủ trương của cấp có thẩm quyền trong việc xử lý đối tượng.

Thực tế cho thấy, CQCSĐT tỉnh Phú Yên đã chủ động trao đổi những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nhân thân, hành vi phạm tội của đối tượng cũng như những tình hình có liên quan đến việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với đối tượng cho VKSND để VKSND có cơ sở xem xét và ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can, lệnh tạm giam hay phê chuẩn việc gia hạn tạm giam bị can. Hai bên luôn trao đổi, bàn bạc để thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật TTHS,cùng họp bàn cân nhắc để đi đến quyết định tạm giam đối tượng, nhất là với những đối tượng có “nhân thân đặc biệt”.

Đa số các trường hợp khi có công văn đề nghị của CQCSĐT chuyển sang,

VKSND đã thực hiện việc phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam hay gia hạn tạm giam bị can theo đúng quy định của pháp luật. Đối với những trường hợp VKSND từ chối không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam là những trường hợp chứng cứ để tạm giam còn thiếu và yếu, không có điều kiện xác minh lý lịch bị can.Qua công tác kiểm tra, giám sát, VKSND đã phát hiện một số thiếu sót của CQCSĐT trong việc tổ chức giam giữ đối tượng, như: quá hạn tạm giam, thiếu chặt chẽ trong lập và quản lý hồ sơ tạm giam, sai sót trong các thủ tục tạm giam... từ đó yêu cầu CQCSĐT rút kinh nghiệm và khắc phục sai sót.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa VKSND và CQCSĐT trong giai đoạn này còn một số tồn tại như: còn có quan điểm, ý kiến chưa thống nhất về sự cần thiết phải tạm giam, hoặc về tội danh để tạm giam đối với bị can; việc gia hạn tạm giữ, tạm giam khi chưa được sự phê chuẩn vẫn còn, một số trường hợp CQCSĐT huỷ bỏ

biện pháp ngăn chặn nhưng không thông báo kịp thời cho VKSND… Điển hình như vụ việc sau: Ngày 26/4/2014, CQCSĐT Công an tỉnh Phú Yên bắt bị can Nguyễn Ngọc Hùng tại phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định theo lệnh truy nã về tội Cướp tài sản. Lẽ ra CQCSĐT ra lệnh tạm giữ để đưa bị can vào trại tạm giam. Nhưng CQCSĐT ra lệnh tạm giam số 01 ngày 26/4/2014 chưa được sự phê chuẩn của VKSND tỉnh Phú Yên và đã giao cho bị can lúc 23 giờ 50 phút ngày 26/4/2014 để đưa bị can vào Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Yên. Đến 16 giờ 30 phút ngày 27/4/2014, CQCSQĐT mới giao hồ sơ vụ án cho VKSND để đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam và trong hồ sơ không có lệnh tạm giữ. Khi VKSND tỉnh Phú Yên phát hiện việc tạm giam bị can không đúng pháp luật, CQCSĐT mới đưa vào hồ sơ vụ án lệnh tạm giữ số 01 ngày 26/4/2014 [57, tr.5].

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của không ít ĐTV, KSV còn khác nhau trong từng trường hợp cụ thể khi phải áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; ĐTV và KSV chưa vận dụng đúng căn cứ để áp dụng hay thay đổi các biện pháp ngăn chặn nên KSV chưa phát hiện kịp thời hoặc chủ động yêu cầu ĐTV làm rõ những vấn đề trước khi đề xuất việc áp dụng các biện pháp tạm giữ, gia hạn tạm giữ hoặc tạm giam. Phía ĐTV cũng chưa chủ động trao đổi hoặc thực hiện đúng quy định của BLTTHS về thủ tục để đề nghị VKSND phê chuẩn, như hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mới làm văn bản đề nghị VKSND phê chuẩn...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh phú yên trong điều tra vụ án hình sự (Trang 58 - 61)