Trong tổ chức điều tra, thu thập, củng cố chứng cứ chứng minh tộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh phú yên trong điều tra vụ án hình sự (Trang 61 - 67)

* Trong công tác khám nghiện hiện trư ng

Theo quy định tại Điều 150 BLTTHS năm 2003 và Điều 201 BLTTHS năm 2015 thì khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra do CQCSĐT (cụ thể là do ĐTV) tiến hành tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Hoạt động khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết

VAHS. Việc khám nghiệm hiện trường tốt sẽ giúp CQCSĐT xác định đúng hướng điều tra, xây dựng đúng giả thuyết điều tra và đối tượng phạm tội… nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội. Ngược lại, nếu hoạt động này thực hiện không tốt

sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả các hoạt động điều tra tiếp theo, thậm chí có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội.

Như vậy, thông qua khám nghiệm hiện trường có thể đánh giá được phương pháp, thủ đoạn của người thực hiện hành vi phạm tội để định hướng, khoanh vùng

cho hoạt động điều tra tiếp theo. Việc khám nghiệm hiện trường phải được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng, nếu không thực hiện đến nơi đến chốn sẽ dẫn đến nhận định sai lệch hướng điều tra có thể dẫn đến bế tắc trong điều tra hoặc quyết định sai lầm dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Thực tế trong những năm qua, công tác khám nghiệm hiện trường có nhiều cố gắng và từng bước khắc phục khó khăn nên đã phục vụ tốt công tác điều tra, khám phá tội phạm. Nhiều vụ việc do công tác khám nghiệm hiện trường được tiến hành kịp thời, hồ sơ khám nghiệm hiện trường làm chặt chẽ, đầy đủ nên đã phản ánh chính xác tình tiết, giúp cho việc phát hiện thu lượm, bảo quản tốt các dấu vết, vật chứng tại hiện trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ án do thiếu sót trong khám nghiệm hiện trường mà CQCSĐT đã bỏ sót, không thu thập đầy đủ các dấu vết, vật chứng cần thiết, VKSND không kịp thời phát hiện dẫn tới hạn chế tác dụng phục vụ công tác điều tra tội phạm.

Trong quan hệ giữa VKSND và CQCSĐT, có thể thấy rằng trong mọi trường hợp KSV phải tham gia kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, CQCSĐT phải thông báo cho VKSND biết để chuẩn bị khám nghiệm và chủ động trong công tác kiểm sát việc khám nghiệm. Đối với những vụ án nghiêm trọng thuộc quyền xử lý của cấp tỉnh nhưng xảy ra trên địa bàn huyện hoặc cấp tương đương thì VKSND

cấp huyện phải báo cáo ngay cho VKSND cấp trên biết, đồng thời kiểm sát việc bảo vệ khám nghiệm hiện trường. Những vụ án có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc phức tạp thì Trưởng, Phó trưởng phòng kiểm sát điều tra cấp tỉnh trở lên tham gia khám nghiệm hiện trường.

Trước khi khám nghiệm hiện trường: KSV phải chủ động nắm tình hình, yêu cầu ĐTV thông báo sự việc xảy ra để tham gia ý kiến vào việc chuẩn bị khám nghiệm. Việc nắm chắc tình hình ban đầu về diễn biến sự việc xảyra giúp cho KSV hình dung được khối lượng công việc, phương pháp, trình tự, phạm vi công việc cần phải tiến

hành, đồng thời để tham gia ý kiến đối với ĐTV trong quá trình chuẩn bị tiến hành khám nghiệm. Thực tế cho thấy yêu cầu nêu trên KSV trong quá trình kiểm sát việc khám nghiêm có lúc chưa thực hiện tốt. Một số KSV do không nắm được tình hình ban đầu về diễn biến sự việc nên trong quá trình khám nghiệm hiện trường còn rất lúng túng, bị động, không xác định được phạm vi, trình tự tiến hành công việc, những vật chứng, dấu vết cần thu giữ tại hiện trường… và như vậy đã không thực hiện được đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình trong quá trình kiểm sát việc khám nghiệm.

Trong quá trình khám nghiệm hiện trường: Khi tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, KSV có trách nhiệm kiểm sát chặt chẽ kiểm sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động khám nghiệm hiện trường của ĐTV, Giám định viên, Kỹ thuật viên từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để bảo đảm hoạt động này được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đồng thời kịp thời phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong quá trình thực hiện khám nghiệm để yêu cầu khắc phục.

Trên cơ sở khám nghiệm hiện trường, nếu xác định có dấu hiệu tội phạm mà CQCSĐT không khởi tố vụ án để điều tra thì KSV phải báo cáo lãnh đạo để xem xét quyết định. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn khám nghiệm hiện trường tại Phú Yên, cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong quan hệ giữa VKSND và CQCSĐT tỉnh như: Một số ĐTV còn xem nhẹ công tác khám nghiệm hiện trường,

xem vai trò của KSV tại hiện trường chỉ là chứng kiến, giám sát cho đủ thành phần. Do vậy chỉ báo cho VKSND để tham gia khám nghiệm hiện trường khi cần thiết…Một số ĐTV được phân công chủ trì khám nghiệm hiện trường còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nênviệc phát hiện, thu thập, bảo quản dấu vết vật chứng, yêu cầu giám định … không đảm bảo đúng quy trình, gây ảnh hưởng đến kết quả khám nghiệm. Điển hình như vụ việc: Ngày 29/7/2014, CQCSĐT tỉnh Phú Yên khám nghiệm hiện trường vụ cướp tài sản và giết người tại phường 2, thành phố Tuy Hòa nhưng không thông báo cho VKSND biết để phân công KSV kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Quá trình khám nghiệm hiện trường, ĐTV không thực hiện các thao tác nghiệp vụ như chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đồ vật tài

Mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc KSV có mặt tại hiện trường để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường là bắt buộc trong mọi trường hợp nhưng trong thực tế vẫn xảy ra trường hợp vì những lý do khác nhau, VKSND đã không cử KSV đến hiện trường để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc khám nghiệm mà thực hiện hoạt động kiểm sát trên biên bản khám nghiệm và các hồ sơ, tài liệu có liên quan do CQCSĐT cung cấp. Hoặc có cử nhưng cử cả cán bộ không có chức danh KSV

đi kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, và như vậy là vi phạm tố tụng. Một số KSV do nhận thức chưa đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc khám nghiệm nên hầu như không thực hiện hoạt động tác nghiệp nào tại hiện trường, chỉ thụ động “chứng kiến” việc khám nghiệm của ĐTV và các thành viên đoàn khám nghiệm và ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm. Mặt khác KSV khi thực hiện hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm nên thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được quy định trong BLTTHS do đó không phát hiện được vi phạm, thiếu sót của ĐTV và các thành viên tham gia khám nghiệm hoặc có phát hiện được vi phạm nhưng do nể nang nên không đấu tranh yêu cầu khắc phục vi phạm. Một số KSV do không kiểm sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động khám nghiệm nên để xảy ra nhiều thiếu sót, gây ảnh hưởng đến hoạt động điều tra phá án sau này…

* Trong các hoạt động điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ

Trong quá trình điều tra, các hoạt động điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ là vô cùng quan trọng, đòi hỏi ĐVT phải tích cực, chủ động để thu thập được các chứng cứ chứng minh bị can có tội và cả những chứng cứ gỡ tội. Hỗ trợ cho ĐTV, KSV phải theo sát việc thu thập chứng cứ, góp phần giải quyết tốt vụ án.

Các hoạt động điều tra bao gồm: hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, khám xét, thu

giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, trưng cầu giám định. Nội dung quan hệ giữa VKSND và CQCSĐT trong việc tiến hành các biện pháp điều tra nêu trên là việc đảm bảo tính khách quan, toàn diện;

phải thu thập cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội và việc tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

Theo đó, hoạt động thu giữ, kê biên tài sản luôn gắn liền với hoạt động bắt, khám xét. Đây là công việc đòi hỏi phải kịp thời, chính xác, không được bỏ lọt và cũng không được thu giữ, kê biên những thứ không liên quan vụ án. Để xây dựng mối quan hệ giữa VKSND và CQCSĐT trong công tác này, thực tiễn cho thấy hai cơ quan đã thực hiện tốt sự phối hợp, trên cơ sở VKSND đã kiểm sát chặt chẽ việc khám xét và thu giữ vật chứng, góp phần đảm bảo đúng quy trình, tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra.

Đối với việc thực nghiệm điều tra thường được tiến hành đối với các vụ án cần phải đánh giá lại tình tiết của vụ việc đã xảy ra trước đó. CQCSĐT tiến hành thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi chi tiết khác của vụ án. Việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến và phải lập thành biên bản theo quy định. Thực tiễn cho thấy KSV đã kịp thời yêu cầu ĐTV thực nghiệm điều tra đối với những vụ án cần kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Thực tiễn cho thấy, đối với các vụ án đông bị can, ngay từ giai đoạn điều tra, KSV đã cùng với ĐTV tham gia hỏi cung bị can, lấy lời khai người liên quan, người làm chứng để nắm chắc vụ án. KSV đã chủ động yêu cầu ĐTV kịp thời lấy lời khai của những người làm chứng và người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; không để sót những người làm chứng quan trọng mà họ trực tiếp nghe được, nhìn thấy hành vi phạm tội, bảo đảm cho họ thực hiện quyền đưa ra tài liệu, đồ vật và những yêu cầu của mình để làm rõ vụ án; nếu thấy cần thiết thì đồng thời với việc ghi lời khai, có thể tiến hành ghi âm, chụp ảnh, ghi hình.

Đồng thời để có cơ sở đề ra nhiều yêu cầu điều tra kịp thời, hiệu quả, đòi hỏi KSV phải theo sát ĐTV để nắm được diễn biến, tài liệu mới, chứng cứ mới thu thập, tập hợp, đối chiếu để tìm ra mâu thuẫn trong các lời khai, những yếu tố cấu thành tội phạm mà ĐTV chưa nắm được hoặc chưa rõ để đề ra yêu cầu điều tra cụ

thể, thúc đẩy tiến độ điều tra. KSV có thể trực tiếp đề ra yêu cầu điều tra bằng lời trong quá trình kiểm sát việc khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đối chất, thực nghiệm điều tra. Đối với các trường hợp khác khi đề ra yêu cầu điều tra, KSV phải có văn bản nêu rõ những vấn đề cần điều tra để củng cố chứng cứ hoặc để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng

minh trong vụ án quy định tại BLTTHS. Đối với những vụ án trọng điểm, phức tạp, KSV phải xin ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng, Phó Viện trường trước khi ký yêu cầu điều tra. Khi nhận được yêu cầu điều tra, ĐTV được phân công điều tra vụ án phải nghiên cứu để tiến hành điều tra về những vấn đề mà KSV yêu cầu. Nếu thấy cần trao đổi đối với KSV để làm rõ nội dung những yêu cầu đó. Trường hợp ĐTV không nhất trí thì báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQCSĐT, đồng thời KSV báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng để thống nhất chỉ đạo việc điều tra.

Trong các vụ án có mâu thuẫn lời khai giữa hai hay nhiều người, nếu thấy CQCSĐT chưa đối chất thì KSV phải yêu cầu ĐTV tiến hành đối chất theo quy định tại điều 138 BLTTHS để giải quyết những mâu thuẫn trong lời khai. KSV chỉ tiến hành đối chất trong trường hợp có yêu cầu của CQCSĐT hoặc thấy việc đối chất của ĐTV chưa làm rõ được mâu thuẫn. Khi đối chất phải thông báo trước cho ĐTV và thực hiện việc đối chất theo đúng quy định.

Thực tiễn tiến hành hoạt động điều tra của CQCSĐT và hoạt động kiểm sát điều tra của VKSND tỉnh Phú Yên cho thấy: mối quan hệ giữa VKSND và CQCSĐT trong quá trình ĐTVAHS đã từng bước chặt chẽ hơn. Các ĐTV đã tạo điều kiện cho KSV tiếp cận, theo sát quá trình điều tra (nhất là các vụ án trọng điểm, lớn, phức tạp), giúp KSV nắm chắc tình hình, tiến độ điều tra; các yêu cầu chứng minh của VKSND đã được CQCSĐT thực hiện nghiêm chỉnh; Qua kiểm sát điều tra, VKSND các cấp đã phát hiện những thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp điều tra và đã có công văn kiến nghị CQCSĐT khắc phục, đảm bảo phát huy tính chủ động, tích cực tự chịu trách nhiệm, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp hai ngành VKSND và CQCSĐT. ĐTV và KSV thường xuyên trao đổi về nội dung, phương pháp điều tra, việc thu thập tài liệu và đánh giá chứng cứ. KSV đã nâng

trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, thận trọng trong việc nghiên cứu các tài liệu chứng cứ, kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra, bám sát tiến độ điều tra, kịp thời đề ra 57 văn bản yêu cầu điều tra/132 vụ án đã khởi tố (đạt tỷ lệ 43%) [52][53][54] [55]. Nội dung yêu cầu điều tra cụ thể, rõ ràng, những văn bản yêu cầu của VKSND đều được CQCSĐT điều tra làm rõ, đã giúp làm sáng tỏ vụ án nhất là đối với những vụ án có tính chất phức tạp. Trước khi

kết thúc điều tra, KSV và ĐTV trao đổi thống nhất về chứng cứ, tội danh. Đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm hoặc đối với những trường hợp KSV và ĐTV chưa thống nhất quan điểm giải quyết thì lãnh đạo CQCSĐT trực tiếp trao đổi hoặc tổ chức họp lãnh đạo liên ngành bàn thống nhất giải quyết.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong công tác tiến hành các hoạt động điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ vẫn còn tồn tại một số thiếu sót như:

VKSND còn nể nang, xuôi chiều, chưa đi sâu xem xét hồ sơ chứng cứ, chủ yếu dựa vào hồ sơ CQCSĐT, rất ít trường hợp tiến hành một số hoạt động điều tra để xác minh, kiểm tra chứng cứ; một số biên bản ghi lời khai, ĐTV không xác định tư cách tố tụng của những người tham gia tố tụng khi lấy lời khai và cũng không giải thích quyền và nghĩa vụ của họ, ĐTV lập khống biên bản, đưa cho người lấy lời khai ký trước rồi mới ghi nội dung biên bản sau… Điển hình như trong quá trình điều tra vụ án giết người vào ngày 26/2/2015 tại khu phố Phước Thịnh, thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa, ĐTV đã đến nhà người bị hại lấy lời khai nhưng khi lập biên bản yêu cầu người được ghi lời khai ký tên vào biên bản chưa ghi nội dung [58, tr.16].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữa viện kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh phú yên trong điều tra vụ án hình sự (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)