Khái quát tình hình chung về huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn (Trang 39)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát tình hình chung về huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Đặc điểm vtrí địa lý và dân cư huyện Hữu Lũng

- Vịtrí địa lý:

Hữu Lũng là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố 80 km, thuộc dải đất nối liền vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ nƣớc ta. Diện tích tự nhiên là 806,74 km2 (theo điều tra năm 2016). Huyện đƣợc chia làm 2 vùng địa hình khác nhau vùng núi đá chiếm 2/3 diện

tích. Vùng thung lũng rộng chiếm 1/3 diện tích có hai dãy núi cao là Cai kinh và Bảo Đài.

Phía Đông giáp 2 huyện Chi Lăng và Bắc Sơn, phía Tây giáp Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), phía Tây - Nam và Đông Nam giáp huyện Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.

Địa hình gồm ba vùng: vùng núi đá chạy từ Đông - Bắc xuống Đông – Nam chiếm 25% diện tích. Xen kẽ giữa vùng núi đá là những thung lũng nhỏ địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Xen kẽ các vùng núi đất là các dải ruộng bậc thang phân bố theo các triền núi, triền sông.

Hữu Lũng có lợi thế phát triển các loại cây ăn quả, các loại rau, củ có chất lƣợng cao, đồng thời phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, tâm linh nhằm thu

hút khách từ thị trƣờng tiêu dùng ở các vùng khác. Tuy nhiên, huyện lại gặp phải khó khăn về giao thông, đi lại của ngƣời dân, khó khăn cho việc quản lý và quy hoạch các cụm dân cƣ.

- Dân cƣ:

Tổng dân số trung bình đến hết năm 2016 ƣớc 121.418 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,49%.

38

Qua các năm, quy mô dân số của huyện không thay đổi nhiều. tỷ lệ gia

tăng dân số tự nhiên của dân sốtrên địa bàn năm 2013 là 1,49%.

Có 7 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Nùng (52%), Kinh (41,3%) còn lại là các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan, Hoa, Sán Chỉ.

Phần lớn dân cƣ tập trung ở khu vực nông thôn trên 90%, còn lại số ít

dân cƣ sinh sống ở khu vực thị trấn Hữu Lũng.

Lao động ở Hữu Lũng đông về số lƣợng, tập trung chủ yếu vào lao

động nông nghiệp. Lao động chƣa đƣợc qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ lệ cao và một bộ phận không nhỏ lao động đi làm ởcác địa

phƣơng khác, quốc gia khác.

2.1.2. Hệ thống giao thôngđường bộ huyện Hữu Lũng

Là một huyện phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, Hữu Lũng có hệ thống giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã và cụm xã cơ bản thuận tiện. Các tuyến đƣờng liên xã, liên thôn từng bƣớc đƣợc đầu tƣ mở rộng. Với hệ thống đƣờng giao thông hiện có 700,55km, trong đó, quốc lộ 1A: 26km;

đƣờng tỉnh: 100,15km; đƣờng huyện: 74km; đƣờng nội thị: 12,4km; đƣờng liên xã, liên thôn: 488km. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua có tổng chiều dài:25km), trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số

38/2005/NQ-HĐND ngày 5/8/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về

phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2006 - 2010, nhiều tuyến đƣờng, cây cầu đã đƣợc nâng cấp, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phƣơng.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, hàng năm Huyện ủy, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các cơ quan đơn

vị, lực lƣợng vũ trang, doanh nghiệp triển khai học tập nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển cơ sở hạ

39

tầng đƣờng giao thông. Khai thác mọi nguồn lực để xây dựng và tu sửa

đƣờng giao thông nông thôn, góp phần làm cho bộ mặt giao thông miền núi nói chung và các cụm, khu dân cƣ nói riêng ngày càng đổi mới. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng,

phƣơng tiện và kinh phí để tu sửa các tuyến đƣờng giao thông. Chƣơng trình

củng cố, tu sửa đƣờng giao thông nông thôn đã và đang đƣợc các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể quần chúng quan tâm thực hiện. Ngay từ

những ngày đầu các năm, phong trào ra quân làm đƣờng giao thông đã đƣợc

phát động ở 26/26 xã, thị trấn. Đồng thời, với chủtrƣơng hỗ trợxi măng của tỉnh theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, nhân dân rất phấn khởi, đồng tình hƣởng ứng, các xã, thị trấn đều hoàn thành chỉ tiêu kế

hoạch xi măng hàng năm của tỉnh giao. Việc thực hiện Nghị quyết của

HĐND tỉnh đã từng bƣớc thúc đẩy phong trào làm đƣờng giao thông nôn thôn ở khắp các xã, thị trấn với quy mô ngày càng lớn, chất lƣợng ngày càng

đƣợc nâng cao, trở thành một trong những phong trào mang tính xã hội hóa cao của huyện.

Đến nay, đã có 25/26 xã, thị trấn có đƣờng ô tô đến trung tâm xã đƣợc

4 mùa. Đƣờng tỉnh đƣợc bê tông, rải nhựa tăng từ 15,8km năm 2005 lên 57,91km năm 2016. Mặt đƣờng các loại đƣợc quan tâm xây dựng, tăng từ 48,8km năm 2010 lên 96,34 km năm 2016. Từ năm 2011 đến nay, đã duy tu,

sửa chữa đƣợc trên 980km đƣờng. Tổng giá trị thực hiện trong 5 năm:

129.489 triệu đồng. Trong đó, vốn nhân dân đóng góp là trên 7 tỷ 500 triệu

đồng và hàng nghìn ngày công lao động. Kết quả thực hiện phong trào làm

đƣờng giao thông nông thôn 5 năm qua trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã

khẳng định sự vƣơn lên, phát huy nội lực để xây dựng và củng cố, nâng cấp các tuyến đƣờng từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã và từ xã đến các thôn, bản, khu phố. Qua đó, từng bƣớc hạn chế sự xuống cấp của các tuyến

40

vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phƣơng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng còn một số tồn tại cần khắc phục nhƣ: công tác tuyên

truyền, phổ biến chƣa thực sự sâu rộng, một bộ phận nhân dân còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ của Nhà nƣớc. Công tác quản lý, bảo vệ các công trình giao thông chƣa đƣợc thƣờng xuyên, coi trọng. Các hộ dân đƣợc giao khoán quản lý bảo dƣỡng thƣờng xuyên đƣờng giao thông do không có

trình độ chuyên môn nên những công việc liên quan đến kỹ thuật không triển khai thực hiện đƣợc. Một số xã thiếu sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện cụ thể của chính quyền cơ sở. Tình trạng xe ô tô chở quá tải trọng đã làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đƣờng tỉnh lộ mới đƣợc đầu tƣ nâng cấp, nhƣng việc xử lý của cấp huyện còn lúng túng và chƣa có hiệu quả…

Huyện Hữu Lũng có hệ thống giao thông về cơ bản đã tƣơng đối hoàn thiện ở cả tuyến đƣờng quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện và các đƣờng bê

tông liên xã, liên thôn… với hệ thống giao thông nhƣ vậy, một mặt thuận tiện cho nhu cầu lƣu thông, đi lại, trao đổi mua bán, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của ngƣời dân về mọi mặt đều đƣợc nâng cao, nhƣng

mặt trái của nó để lại đó là tình trạng tai nạn giao thông tăng lên, vi phạm

hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộcũng tăng lên. Trƣớc đây, khi

đƣờng giao thông liên xã, liên thôn còn là đƣờng đất, đá, sỏi chỉ có phƣơng

tiện xe máy, xe đạp, xe thô sơ lƣu thông là chính, xe ô tô hầu nhƣ không đi vào đƣợc nhất là vào mùa mƣa lũ thì không có tình trạng tai nạn giao thông xảy ra, nhƣng những năm gần đây tai nạn, vi phạm xảy ra nhiều hơn, các vụ

va chạm tăng lên thậm chí dẫn đến hậu quả thiệt hại về ngƣời, đƣờng giao

thông đi lại dễ dàng nên dẫn đến tình trạng ngƣời tham gia giao thông khi

điều khiển phƣơng tiện mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm đúng quy định, đi sai làn đƣờng, phóng nhanh, vƣợt ẩu, lạng lách, đánh võng… đặc

41

biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên cộng với hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật còn kém, chƣa ý thức đƣợc hành vi vi phạm của mình đang gây nguy hiểm cho bản thân, cho những ngƣời tham gia giao thông khác và cho xã hội.

2.2. Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Hữu Lũng

2.2.1. Thc trng vi phm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường b ti huyn Hữu Lũng

Giao thông đƣờng bộ là lĩnh vực mang tính chất hỗ trợ đắc lực cho sự

phát triển của các ngành kinh tế trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển, giao dịch giữa các chủ thể trong các lĩnh sự khác nhau của đời sống xã hộ. Do vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, giao thông

đƣờng bộ cũng phát triển. Từ đây, tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính nói riêng trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ cũng vì thế mà phát sinh nhƣ một hệ quả tất yếu của sự phát triển. Trong đó huyện Hữu

Lũng, với sự phát triển ngày càng năng động của mình cũng không ngoại lệ. Khi tiếp cận thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đƣờng bộ ở huyện Hữu Lũng, chúng ta có thể tiếp cận qua nhiều cách thức khác nhau: Quan sát thực tế kết hợp với phân tích số liệu các vụ vi phạm đã đƣợc phát hiện, xử lý; phân tích sự vi phạm giữa các nhóm hành vi với nhau và trong nội bộ một nhóm hành vi để thấy đƣợc sự phân hóa của các yếu tố

trong những điều kiện khác nhau, phân tích vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật khác mà giữa chúng có mối quan hệ nhân – quả với nhau,… để từ đó có cách nhìn tổng thể về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đƣờng bộở huyện Hữu Lũng.

Trên cơ sở số liệu đƣợc tổng hợp từ Phòng Cảnh sát giao thông của tỉnh Lạng Sơn và Công an huyện Hữu Lũng trong thời gian từ năm 2010 đến hết năm 2016. Theo cơ quan này thì từ năm 2010 đến năm 2016, số vụ vi

42

phạm hành chính trong giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện đã đƣợc xử

lý có chiều hƣớng tăng dần qua các năm. Số liệu đƣợc thống kê qua Bảng 2.1

dƣới đây.

Bng 2.1: S v vi phạm hành chính giao thông đường b đã được x pht trên địa bàn huyn Hữu Lũng giai đoạn 2010 2016

Năm Số vụ vi phạm Phạt tiền (đồng) 2010 2030 1.671.920.000 2011 2537 1.978.690.000 2012 2664 2.334.650.000 2013 3872 2.725.760.000 2014 3689 2.469.820.000 2015 4479 3.821.380.000 2016 5076 4.761.310.000

(Nguồn: Công an huy n Hữu Lũ g)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lƣợng vụ vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đƣờng bộđã đƣợc xử phạt có xu hƣớng tăng dần qua các

năm. Điều này là do sự gia tăng của các hành vi vi phạm, cũng nhƣ việc phát hiện, xử phạt vi phạm của các cơ quan chức năng đƣợc tiến hành tốt hơn. Trong giai đoạn 2010-2016 thì có một giai đoạn nhỏ là 2013 - 2014 số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện

năm 2014 giảm 183 vụ vi phạm so với năm 2013, tuy số vụ vi phạm giảm không quá nhiều nhƣng đó là kết quả của sự đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp, tăng cƣờng tuần tra, kiểm soát tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện Hữu Lũng.

Trên đây mới là số liệu những vụ vi phạm hành chính đã đƣợc xử

phạt, chƣa kể tới những vi phạm chƣa đƣợc phát hiện, hay những vụ vi phạm

đƣợc phát hiện những chƣa đƣợc xử phạt (vì nhiều lí do khác nhau). Nhƣ vậy có thể thấy, số liệu trên mới chỉ phản ánh đƣợc phần nào thực trạng vi phạm

43

hành chính trong giao thông đƣờng bộ. Trên thực tế quan sát, thì thấy số lƣợng hành vi vi phạm hành chính diễn ra phổ biến ở nhiều lúc, nhiều nơi và đa dạng về hành vi và chủ thể vi phạm.

Những hành vi vi phạm hành chính đó là một trong những nguyên nhân chính gây nên các vụ tai nạn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Cụ thể phân tích nguyên nhân gây tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2016 kết quảnhƣ sau:

- Chạy quá tốc độquy định: 9 vụ (33,3%) - Đi sai phần đƣờng: 5 vụ (18,5%)

- hông nhƣờng đƣờng: 3 vụ (11,1%) - Tránh, vƣợt sai quy định: 2 vụ (7,4%) - Chuyển hƣớng: 2 vụ (7,4%)

- Do quy trình thao tác lái xe: 1 vụ (3,7%) - Dừng, đỗsai quy định: 1 vụ (3,7%) - Do ngƣời đi bộ: 1 vụ (3,7%)

- Nguyên nhân khác: 3 vụ (11,1%)

Để rõ hơn về hậu quả của việc vi phạm hành chính gây ra thiệt hại về ngƣời, có thể tham khảo Bảng 2.2 tổng hợp số vụ tai nạn giao thông đƣờng bộ do vi phạm hành chính gây nên ở huyện Hữu Lũng từ năm 2010 đến năm

44

Bng 2.2: Tng hp s v tai nạn giao thông đường b do vi phm hành chính gây nên huyn Hữu Lũng từnăm 2010 đến năm 2016

Năm Số vụ Sốngƣời chết Sốngƣời bịthƣơng Số vụ Tăng so với năm trƣớc (%) Số ngƣời chết Tăng so với năm trƣớc (%) Số ngƣời bị thƣơng Tăng so với năm trƣớc (%) 2010 30 -6.25 39 -13.3 25 -28.6 2011 28 -6.67 31 -20.5 23 -8 2012 25 -10.7 21 -32.25 18 -35.7 2013 20 -20 20 -4.76 11 -38.89 2014 18 -10 12 -40 8 -27.28 2015 17 -5.56 16 +33.3 7 -12.5 2016 27 +58.8 19 +18.75 9 +28.57

(Nguồn: Công an huy n Hữu Lũ g)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, có thể thấy: tình hình tai nạn giao thông

trên địa bàn huyện Hữu Lũng diễn ra rất phức tạp, theo chiều hƣớng giảm dần nhƣng sự giảm không đồng đều qua các năm, điển hình là năm 2016 số

vụ tai nạn đã tăng hơn so với năm trƣớc. Nhìn chung, số vụ tai nạn giao

thông trong giai đoạn 2010-2016 đã giảm nhƣng vẫn ở mức cao so với các huyện khác trong tỉnh và rất đáng báo động. Huyện Hữu Lũng là địa bàn rộng, đặc biệt là có tuyến đƣờng quốc lộ1A đi qua nối liền Lạng Sơn với các tỉnh miền xuôi, lƣu lƣợng ngƣời và các phƣơng tiện qua địa bàn đông. Một số tuyến đƣờng giao lộ tầm nhìn hạn chế, việc lấn chiếm hành lang để bán hàng vẫn tồn tại, tình trạng xe ô tô đỗ dừng đón trả khách lộn xộn, đã gây ảnh hƣởng đến trật tự an toàn giao thông. Trong khi đó, trình độ nhận thức

45

của một số ngƣời dân còn hạn chế nên tình trạng vi phạm luật an toàn giao

thông đƣờng bộ vẫn diễn ra phức tạp. Qua các báo cáo và qua thực tế quan sát thì tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra trên tuyến đƣờng quốc lộ 1A thuộc

địa bàn huyện. Thống kê số vụ tai nạn giao thông trong địa bàn tỉnh Lạng

Sơn năm 2016 cho ta kết quảnhƣ sau:

Bng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tnh Lạng Sơn năm 2016 Địa bàn Số vụ TNGT Sốngƣời chết Sốngƣời bị thƣơng TP. Lạng Sơn 28 12 8 Huyện Tràng Định 2 1 1 Huyện Văn Lãng 5 3 2

Huyện Văn Quan 4 1 1

Huyện Bình Gia 3 1

Huyện Bắc Sơn 15 5 1

Huyện Hữu Lũng 27 19 9

Huyện Chi Lăng 17 16 5

Huyện Cao Lộc 15 11 7

Huyện Lộc Bình 12 10 3

Huyện Đình Lập 3 1

Tổng 131 79 38

46

Qua bảng số liệu trên, có thể dễ nhận thấy huyện Hữu Lũng là huyện có số vụ tai nạn giao thông cao nhất. Đƣợc coi là trọng điểm và là “điểm

đen” về tai nạn giao thông trên toàn tỉnh, cần phải tìm hiểu ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Theo dõi các báo cáo tổng kết tình hình trật tự an

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)