Rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn (Trang 87 - 94)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt

Việc rà soát các quy định của pháp luật nhằm phát hiện những điểm không còn phù hợp với thực tế. Lực lƣợng cảnh sát giao thông cần tham

mƣu, đề xuất với lãnh đạo Công an tỉnh, Bộ công an trong việc xây dựng,

ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ làm công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đƣờng bộ. Bên cạnh đó, Đội Cảnh sát giao thông huyện Hữu Lũng cũng cần

tham mƣu, đề xuất lãnh đạo Công an tỉnh trong việc ban hành văn bản quy

định, phân công trách nhiệm Công an cấp huyện trong xử phạt vi phạm hành

chính giao thông đƣờng bộtrên địa bàn huyện.

Đảm bảo TTATXH nói chung và đảm bảo TTATGT nói riêng là trách nhiệm của mọi công dân, do đó, cần tham mƣu, đề xuất với Chính phủ, UBND các cấp ban hành văn bản quy định về nhiệm vụ của công dân trong việc phối hợp với cảnh sát giao thông thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát.

Cần tham mƣu cho cơ quan Công an cấp có thẩm quyền xây dựng các

văn bản quy định chi tiết hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các lực lƣợng Công an khác và Công an xã tham gia phối hợp với cảnh sát giao thông trong công tác tuần tra kiểm soát, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, tham mƣu cho UBND các cấp, ban hành văn bản quy định đối với các cơ quan khác ngoài ngành Công an trong việc thực hiện quan hệ phối hợp với cảnh sát giao thông trong hoạt động xử phạt vi phạm, góp phần đảm bảo TTATGT.

86

Từng bƣớc bổ sung, hoàn thiện các quy định xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT, đáp ứng yêu cầu xử phạt trong tình hình mới. Cần phải rút gọn thủ tục hành chính khi tiến hành xử phạt, đảm bảo hiệu quả nhanh chóng, kịp thời, không gây phiền hà của công tác xử phạt, đồng thời tạo thuận lợi cho ngƣời ngƣời vi phạm khi chấp hành các biện pháp cƣỡng chế. Cần phải thống nhất thẩm quyền của lực lƣợng tiến hành xử phạt, lực lƣợng Cảnh sát nhân dân nói chung, cảnh sát giao thông nói riêng đều có thẩm quyền xử phạt theo hành vi của ngƣời vi phạm, theo đó, các lực lƣợng này

đƣợc phép ra quyết định xử phạt tại chỗ tới mức cao nhất đối với hành vi vi phạm.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo đảm

TTATGT đƣờng bộ và phòng ngừa tai nạn giao thông đƣờng bộ là biện pháp quan trọng mang tính cơ sở nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho quản lý nhà

nƣớc về GTĐB. Theo đó các cơ quan quản lý nhà nƣớc về GTĐB có căn cứ

pháp lý vững chắc để thực thi nhiệm vụ của mình. Các chủ thể tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các quy định này, điều khiển hành vi của mình không lệch chuẩn. hi có ngƣời vi phạm hoặc gây tai nạn giao thông đƣờng bộ thì cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan Công an có căn cứ để xử lý đúng ngƣời, đúng lỗi, đúng hành vi vi phạm. Do đó ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo đảm TTATGT đƣờng bộ và phòng ngừa tai nạn giao thông đƣờng bộ càng hoàn thiện bao nhiêu thì càng có cơ sở đảm bảo để công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực GTĐB đạt hiệu quả

bấy nhiêu.

Hiện nay, hệ thống pháp luật về giao thông vận tải, đặc biệt là pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tƣơng đối đầy đủ nhƣ: Luật giao thông đƣờng bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định, các Thông tƣ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành về xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đƣờng bộ...

87

Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; các quy

định về chế độ, chính sách đối với những ngƣời có công, bị thƣơng, hi sinh

khi làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự, an toàn giao thông chƣa đầy đủ; việc xây dựng, triển khai các đề án, dự án đầu tƣ mua sắm trang thiết bị kỹ thuật,

giám định phục vụ công tác còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đã ảnh hƣởng phần nào đến hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông quá rộng, bao gồm cả các quy định về quy tắc giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy,

đƣờng sắt; kết cấu, xây dựng hạ tầng giao thông, vận tải và doanh nghiệp giao thông vận tải; dịch vụ hỗ trợ vận tải và quản lý nhà nƣớc về giao thông dẫn đến chồng chéo với các quy định của các luật khác (Luật doanh nghiệp, Luật xây dựng, Luật đầu tƣ công..). Việc coi trọng quy định về quản lý giao thông mà không coi trọng quy định về quy tắc an toàn giao thông dẫn đến

khó khăn trong việc vận dụng, thực hiện các quy tắc tham gia giao thông. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vẫn còn một số quy định chƣa khả thi, khó thực hiện do chƣa đƣợc nghiên cứu, bám sát thực tiễn đời sống xã hội, việc ban hành các văn

bản quy phạm này còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc tình hình phát triển của giao thông hiện nay.

Cơ chế trao đổi, phối hợp trong công tác xây dựng pháp luật về bảo

đảm trật tự, an toàn giao thông chƣa nhịp nhàng, thông suốt do tình trạng chỉ quan tâm đến lợi ích bộ, ngành mình khi xây dựng pháp luật, hoặc khi có những nội dung chƣa thống nhất trong quá trình xây dựng văn bản chƣa có cơ chế cụ thể, hiệu quả để giải quyết vƣớng mắc; vì vậy, đã ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng các văn bản quy phạm pháp luật và trật tự, an toàn giao thông. Việc nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là công việc khó khăn, phức tạp, bên cạnh việc đầu tƣ cơ sở

88

vật chất, thời gian còn cần có sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên, hiện nay vẫn chƣa có cơ chếthu hút đội

ngũ chuyên gia giỏi, các nhà khoa học tham gia vào quá trình xây dựng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là kinh phí phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Quá trình nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành một văn bản quy phạm pháp luật phải trải qua nhiều quy trình, giai đoạn phức tạp, nhƣ tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn thi hành … Chi phí phục vụ những công việc này là lớn; tuy nhiên kinh phí đƣợc nhà nƣớc cấp cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung còn ít, các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản

thƣờng phải sử dụng kinh phí đƣợc cấp cho công tác thƣờng xuyên để phục vụ xây dựng văn bản nên gây nhiều khó khăn cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giao thông và trật tự,

an toàn giao thông chƣa phù hợp, nhiều quy định chồng chéo nên trách nhiệm quản lý của nhà nƣớc về trật tự, an toàn giao thông đƣợc cho là trách nhiệm chung, không có ngành nào chịu trách nhiệm chính, xuất hiện tình trạng đùn đẩy việc, né tránh trách nhiệm. Công tác quản lý hoạt động vận tải, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho ngƣời tham gia giao thông, chất lƣợng

đào tạo, sát hạch cấp giấy phép điều khiển phƣơng tiện giao thông còn nhiều bất cập, bị buông lỏng quản lý. Một số địa phƣơng, cấp, ngành chƣa thực sự quan tâm đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, còn phó mặc cho lực lƣợng Công an. Công tác phối hợp giữa các ngành, cấp trong tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và sự tham gia góp sức của các tổ chức, đoàn thể xã hội chƣa thƣờng xuyên, chƣa phát huy

89

Trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 là Cục Cảnh sát giao thông cần phối hợp với Công an đơn vị, địa phƣơng có liên quan tham mƣu

với Bộ Công an xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc

Chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an, gồm

04 văn bản thuộc Chƣơng trình chính thức là: Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về phân cấp trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự và trật tự an toàn giao thông trên tuyến đƣờng cao tốc;

Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 17/2014/TT-BCA ngày 24/4/2014 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về

vận hành, quản lý, bảo trì, bảo vệ hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an

toàn giao thông đƣờng bộ; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 53/2015/TT-BCA ngày 20/10/2015 của Bộ trƣởng Bộ

Công an về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong Công an nhân dân;

Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về lắp đặt, sử dụng và cấp giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên; và 05 văn

bản thuộc Chƣơng trình chuẩn bị gồm: Nghị định về công tác thống kê, báo cáo, chia sẻ dữ liệu tai nạn giao thông; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 73/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

đƣờng thủy của lực lƣợng Cảnh sát đƣờng thủy; Thông tƣ của Bộtrƣởng Bộ

Công an sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 77/2012/TT-BCA ngày 28/12/2012 của Bộtrƣởng BộCông an quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao

thông đƣờng bộ của Cảnh sát giao thông đƣờng bộ; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về đăng ký xe; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an

quy định tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn

90

Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo

đảm trật tự, an toàn giao thông, cần chú ý làm tốt công tác tổ chức, hƣớng dẫn nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Kinh nghiệm cho thấy, đối với các quy định của pháp luật có phạm vi

điều chỉnh, đối tƣợng tác động rộng nhƣ pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì quá trình xây dựng phải có sự đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhƣ vậy, pháp luật mới phát huy hiệu quả cao nhất.

Trên cơ sở Luật giao thông đƣờng bộnăm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đƣờng thủy nội địa năm 2014 và các văn

bản quy phạm pháp luật khác, Bộ Công an cần phối hợp với các bộ, ngành hữu quan rà soát lại toàn bộcác văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và các lĩnh vực khác có liên quan. Qua đó, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang an toàn giao thông, giao

thông tĩnh, về đƣờng ngang đƣờng sắt, quản lý tăng cƣờng giao thông công cộng, tổ chức giao thông và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã

cũng nhƣ kinh phí bảo đảm trật tự, an toàn giao thông lâu dài; trong định

hƣớng sửa đổi, bổ sung pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nên chú trọng

đến vấn đề hợp tác quốc tế nhƣ chuyển giao công nghệ trong sản xuất, lắp

ráp phƣơng tiện, xây dựng hạ tầng phục vụgiao thông; đào tạo đội ngũ nhân viên hƣớng dẫn, cƣỡng chế giao thông.

Về lâu dài, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải cần nghiên cứu, đề

xuất với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi Luật giao thông đƣờng bộ năm 2008 theo hƣớng: tách Luật này thành Luật đƣờng bộ và Luật bảo đảm trật tự, an

toàn giao thông đƣờng bộ. Luật đƣờng bộ chỉ điều chỉnh các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ, vận tải đƣờng bộ và dịch vụ vận tải đƣờng bộ; Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ điều chỉnh các quy

91

tự, an toàn giao thông đƣờng bộ. Quy tắc giao thông đƣờng bộ là hệ thống

các điều luật quy định trạng thái hoạt động, các thức xử sự của các đối tƣợng tham gia hoạt động giao thông trên đƣờng bộ, nhằm đảm bảo an toàn, đây là xƣơng sống của pháp luật về giao thông đƣờng bộ. Vì vậy, hệ thống các quy tắc giao thông đƣờng bộ cần đƣợc định hƣớng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và tách ra khỏi Luật giao thông đƣờng bộ thành một đạo Luật mới.

Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về

bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cần đƣợc tiến hành song song với hoạt

động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kết hợp thực hiện thƣờng xuyên, sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm từng bƣớc nâng cao

dân trí pháp lý, nâng cao năng lực thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật, xác lập kỷcƣơng, phát huy dân chủ, ổn định chính trị xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cần phải nghiên cứu cho phù hợp với từng đối tƣợng, cần tập trung vào các

đối tƣợng học sinh, thiếu niên, thanh niên; ngƣời sử dụng môtô, xe máy;

ngƣời điều khiển xe thô sơ; ngƣời lái ôtô, phƣơng tiện thủy; cán bộ công nhân viên chức ở các quan xí nghiệp, nhân dân sống ven hành lang giao thông; nội dung, hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, thiết thực.

Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, nhất là các trang mạng xã hội hiện nay, nên nghiên cứu, tăng cƣờng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên mạng xã hội, để bất cứ ngƣời nào sử dụng điện thoại di động thông minh, các thiết bị kết nối mạng

Internet đều có thể tìm hiểu và tra cứu dễ dàng.

Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà

nƣớc trong lĩnh vực giao thông để tránh tình trạng quản lý chồng chéo lên nhau hoặc đùn đẩy, né tránh làm giảm hiệu quả bảo đảm trật tự, an toàn giao

92

thông bằng pháp luật. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa Bộ

Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thƣơng binh

và Xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ủy ban nhân dân các cấp trong giải quyết các vấn đề nhƣ xây dựng công trình giao thông, phân luồng, phân tuyến, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông; phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhập khẩu phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ, chủng loại phƣơng tiện

đƣợc nhập khẩu trên cơ sở tiêu chuẩn, kỹ thuật và tình hình cầu đƣờng; đào

tạo, dạy nghề, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)