TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

Một phần của tài liệu Tập vở ghi lịch sủ nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 28 - 35)

Nhà nước phong kiến phương Đông Nhà nước phong kiến phương Tây

Thành thị Thành thị Thành thị Thành thị Thành thị Thành thị Thành thị Thành thị

Vua CQDDDC Công tươc Hầu tước Hầu tước Bá tước Vua Lập pháp, hành pháp, tư pháp Tỉnh Tỉnh Tỉnh Tỉnh

Phân tích các mô hình phương Tây:

Hình 1: Chính thể quân chủ tuyệt đối. không có sự tập trung quyền lực trung ương. Tồn tại trong tình trạng phân quyền cát cứ. Mỗi một địa phương khác nhau là một quyền lực khác nhau. Lí do: nông nghiệp chủ đạo, giai cấp thống trị là quý tộc phong kiến, không cần trị thủy. Nhưng khác với thời cộng hòa quý tộc thị tộc, quyền lực ở trung ương trong tay nhà vua. Lí do, khi Gecmanh tấn công Tây La Mã, thì thủ lĩnh quân sự đã nắm được quyền lực vào tay mình.

Hình 2:

Thành thị nằm dưới sự thống trị của lãnh chúa. Hình 3:

Thành thị

Thành thị

Thành thị Thành thị

Thành thị màu xanh: tự đấu tranh vũ trang hoặc tự dùng tiền để mua quyền tự trị:  tự trị hoàn toàn, không nộp tô cho công tước, nhưng nộp thuế cho nhà vua

Thành thị màu vàng: nhờ sự giúp đỡ của nhà vua, sau đó vua cử quan lại về quản lý. Thành thị màu đỏ: tự trị hoàn toàn, không phải nộp thuế cho vua

Nhận định: Thành thị sau khi tự trị hoàn toàn, vẫn phải nộp thuế cho nhà vua, Đúng hay Sai? (chú ý: thành thị màu xanh và thành thị màu đỏ: phân biệt)

Hình 4:

Giữa vua và lãnh chúa mâu thuẫn với nhau lớn. Khi thành thị giành được quyền tự trị, đứng ngoài vòng xoáy chính trị ở trung ương. Đầu tiên, thị dân theo vua, thành lập cơ quan đại diện đẳng cấp. Khi quyền lợi của nhà vua tăng lên cao, thu nhiều thuế hơn..Chính sự chuyên quyền của nhà vua đã làm cho lãnh chúa và thị dân liên kết với nhau để đấu tranh chống lại nhà vua, nhằm kiểm soát quyền thu thuế và kiểm tra thu chi ngân sách quốc gia.  Quân chủ hạn chế, cơ quan đại diện đẳng cấp hạn chế quyền lực của nhà vua.

Hình 5:

Sự phát triển vững mạnh của thành thị. Trước đây, tư tưởng thống trị là thiên chúa giáo (đêm trường trung cổ). Khi thành thị ra đời, nghiên cứu lại luật & chế độ La Mã hậu kì.  Phong trào Phục Hưng. Sự ra đời của học thuyết tư sản. Cho phép từng cá nhân nghiên cứu, phát triển  Nến kinh tế thủ công nghiệp thành công nghiệp nhẹ. Thị dân  giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản mới ra đời, cần phải thị trường rộng lớn, thống nhất. Thực trạng xã hội bấy giờ quân chủ, mỗi một lãnh địa : thuế, đo lường khác nhau  chi phí cao. Tư sản liên kết với nhà vua để thống nhất lại thị trường, vua cũng mong muốn thống nhất lại lãnh thổ.

 Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Sự hình thành quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Phương Tây là khác với Phương Đông.

1) Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Tây Âu 2) Ảnh hưởng đến kinh tế phong kiến Tây Âu 3) Ảnh hưởng đến nhà nước phong kiến Tây Âu Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Tây Âu

Nhiều thời kì khác nhau có nhiều mô hình khác nhau, lí do: một yếu tố mà phương Tây có mà phương Đông không có. Đó là sự xuất hiện của nền kinh tế công thương nghiệp, thành thị và thị dân. Ở phương Đông, ko có thành thị với ý nghĩa trung tâm kinh tế. Thành thị ở phương Đông đóng vai trò là trung tâm chính trị (kinh thành). Ảnh hưởng của thành thị đối với tổ chức bộ máy nhà nước

- Làm cho tổ chức bộ máy nhà nước trở nên đa dạng hơn: nếu không có thành thị, tổ chức bộ máy nhà nước từ đầu tới cuối là giống như nhau.

Ảnh hưởng của thành thị đối với nền kinh tế

- Xóa bỏ nền kinh tế tự cung, tự cấp, kinh tế hàng hóa phát triển, làm cho đời sống nhân dân tăng lên.

Ảnh hưởng của thành thị đối với nhà nước phong kiến

- Kinh tế: Nhà nước phong kiến tồn tại vững chắc trên quan hệ sản xuất phong kiến. Nếu nền kinh tế chuyển thành nền kinh tế tư bản, thì nhà nước phong kiến khó có thể tồn tại lâu được. Khi thành thị ra đời, làm cho kinh tế phát triển, nhưng đây là kinh tế tư bản chủ nghĩa. (Kinh tế phong kiến: dựa trên tính chất nông nghiệp tự cung tự cấp, bóc lột bằng địa tô, kinh tế tư bản chủ nghĩa: kinh tế công thương nghiệp) - Chính trị: Quan hệ giai cấp, cơ cấu giai cấp, tương quan lược lượng giữa các giai cấp. Chính trị phong kiến: giai cấp quý tộc bóc lột nông nô bằng địa tô. Khi thành thị ra đời, số lượng nông nô giảm đi. Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp bị phá vỡ  tính chất vững mạnh về mặt chính trị cũng ko còn vững chắc.

- Tư tưởng: tư tưởng thống trị của nhà thờ Thiên Chúa Giáo bị phá vỡ, làm cho người ta độc lập nghiên cứu nhiều hơn, làm xuất hiện những tư tưởng dân chủ tư sản, chống lại học thuyết Thiên Chúa Giáo

3 yếu tố làm bệ đỡ cho nhà nước phong kiến bị lung lay. Sự xây dựng, tập trung quyền lực của nhà vua là dựa trên sự ủng hộ của tư sản. Mà giữa tư sản với phong kiến, có mâu thuẫn về quyền lợi. Nhà vua không quyết định được sức mạnh của mình.  Sự vững mạnh của trung ương tập quyền vào tay nhà vua là sự vững mạnh giả tạo. Bài học: Nền kinh tế tăng trưởng là nền kinh tế gì. Bản chất nhà nước đó là gì. Nếu bản chất g/c & nền kinh tế là cùng với nhau, thì đó là nhà nước mạnh. Còn nếu bản chất g/c và nền kinh tế lệch pha với nhau, đó là nhà nước đang có vấn đề.

Tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc

Lí giải tại sao tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc chỉ tổ chức 1 mô hình

- Về kinh tế: nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động trị thủy. cần tập trung quyền lực vào trong tay một người

- Về chính trị: tương quan lực lượng giữa các giai cấp: nếu nhà nước phong kiến Tây Âu giai đoạn đâu, cơ cấu g/c: thống trị là quý tộc địa chủ, bị trị đa số là nông nô, giai đoạn sau, cơ cấu g/c: thống trị còn có thêm thị dân (sau này phát triển thành tư sản). còn ở nhà nước phong kiến Trung Quốc, không có sự thay đổi trong cơ cấu giai cấp. Cơ cấu giai cấp vẫn là: g/c thống trị: quý tộc địa chủ, g/c bị trị: nông dân tá điền. 2 tầng lớp này đều thống nhất với nhau để trao quyền lực cho một người, giúp mình trị thủy cơ sở cho nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

- Về tư tưởng: có sự khác biệt giữa thần quyền của Trung Quốc thời kì chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Thời phong kiến, do ảnh hưởng của Nho Giáo, nên xem vua là người nắm thiên mệnh chứ không phải là thiên tử. Người nắm thiên mệnh: được ông trời trao cho quyền cai trị thiên hạ.V/d: Lưu Bang không xuất thân từ quý tộc phong kiến nhưng lập nên nhà Hán. Thiên mệnh: ngọc tỉ truyền quốc. Sự tồn tại của nhà vua được củng cố bởi học thuyết Nho Giáo. Trong thời kì Xuân Thu, Chiến Quốc, Nho Giáo đã xuất hiện, tuy nhiên, chưa có giá trị ảnh hưởng tới nhà nước và pháp luật thời đó. Từ thời kì nhà Hán, học thuyết Nho Giáo đóng vai trò mạnh mẽ, giúp nhà vua nắm quyền lực lâu dài, bền bỉ. Nho Giáo: tam cương, ngũ thường.

Đặc trưng của nhà nước phong kiến Trung Quốc

- Chính thể quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền - Nho giáo là tư tưởng thống trị

- Luôn luôn tổ chức các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm mở rộng lãnh thổ (tề gia, trị quốc, bình thiên hạ)

CHUYÊN ĐỀ

PHÁP LUẬT PHONG KIẾN Pháp luật phong kiến Trung Quốc

Phát triển trên nền tảng pháp luật Trung Quốc thời kì chiếm hữu nô lệ, rộng hơn, sâu hơn.

V/d: Luật phương Đông nói chung, luật Trung Quốc thời kì chiếm hữu nô lệ nói riêng mang những đặc điểm như: Pháp luật phong kiến Trung Quốc

bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng về giới, trọng hình khinh dân, đồng thái phục thù, bị ảnh hưởng bởi lễ giáo bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng về giới, trọng hình khinh dân, đồng thái phục thù, bị ảnh hưởng bởi lễ giáo (Nho Giáo & Pháp trị) Nho Giáo: nhân chi sơ tính bản thiện  dùng đức, thiện để cai trị

Pháp trị: nhân chi sơ tính bản ác  dùng hình phạt

Về nhà tự nghiên cứu pháp luật phong kiến Trung Quốc qua các thời kì Pháp luật phong kiến Tây Âu

Tồn tại sau, nhưng lại kém phát triển hơn so với pháp luật La Mã hậu kì. Phong kiến Tây Âu La Mã Hậu kì

LĨnh vực dân sự Trong lĩnh vực dân sự: những quy định về hợp đông, sở hữu, thừa kế.. không đề cập, không điều chỉnh

Chế độ hôn nhân đa thê, hôn nhân mua bán, người phụ nữ không được quyền sở hữu tài sản, không cho phép vợ chồng li hôn với nhau (do bởi tư tưởng thống trị của Thiên Chúa Giáo), khi chồng chết thì không được phép cưới đàn ông khác mà phải cưới anh

hoặc em của chồng. Nếu muốn lấy chồng khác thì phải được sự đồng ý của gia đình chồng cũ, và chồng mới phải nộp tiền cho gia đình chồng cũ. Điều chỉnh dân sự rộng rãi

Chế độ 1 vợ 1 chồng, người phụ nữ được sở hữu tài sản, cho phép vợ chồng li hôn với nhau khi có lí do chính đáng

Lĩnh vực hình sự Thừa nhận lại nguyên tắc trả nợ maú (đồng thái phục thù)

Thủ tục tố tụng Tòa án cử, thỏa mãn quy định: quan lại xét xử phải có tài sản bằng hoặc cao hơn so với người bị xét xử. (đảm bảo quý tộc chỉ bị xét xử bởi quý tộc), thể hiện tính chất giai cấp rõ nét. Tòa án do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân

Nguyên nhân không tiến bộ bằng

- Kinh tế: giai đoạn đầu khi nhà nước phong kiến ra đời, dựa trên nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, buôn bán không phát triển,luật dân sự thương mại không phát triển, sự bất bình đẳng nam nữ. Từ TK11 trở đi, kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, thị dân ra đời, tự mình xây dựng pháp luật, tham khảo Luật La Mã hậu kì, không có nhu cầu y/c nhà vua ban hành ra văn bản pháp luật điều chỉnh. Đặt vào tình cảnh lúc bấy giờ: cần phải chiến tranh với các lãnh chúa phong kiến, nên nhà vua cũng không có thời gian và tâm trí để đề ra những văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại…

- Chính trị: trong lãnh địa của lãnh chúa, pháp luật là riêng biệt với hệ thống của nhà vua. Lãnh chúa đánh nhau triền miên để tranh giành quyền lực. Luật không thống nhất được trong tình trạng phân quyền cát cứ không thể phát triển được. Thời gian đánh nhau không có thời gian phát triển pháp luật. Tình thế lúc giờ, chỉ có dạy đánh nhau và giáo lý nhà thờ  trình độ văn hóa thấp, sự quan tâm đến pháp luật thấp. Luật lúc này chủ yếu là lệnh miệng… Sự phản biện xã hội đối với các dự luật là không có  không thể tiến bộ được.

- Tư tưởng: Giai cấp thống trị xuất thân từ người Gecmanh, là tộc người vừa thoát khỏi thời công xã nguyên thủy. Nên trong quá trình cai trị người La Mã, lại áp dụng những tập tục thời kì công xã nguyên thủy vào, làm cho pháp luật thụt lùi hơn. Tư tưởng của người dân bị ảnh hưởng rất mạnh bởi giáo lý của nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Nhiều quy định trong giáo lý nhà thờ, quyết định cách điều chỉnh của nhà nước : v/d: không cho phép vợ chồng li hôn với nhau… Tư tưởng con người không phát triển, sự thần phục  pháp luật không phát triển.

(Sự phát triển của Đạo Thiên Chú: Đạo Thiên Chúa thời kì nguyên thủy, Đạo Thiên Chúa thời kì bị lũng đoạn, Đạo Thiên Chúa thời kì tư sản: phong trào Phục Hưng; phong trào cải cách tôn giáo chống chuyên chế, ca ngợi quân chủ (tách vua và chúa làm 2 thế lực riêng biệt) ; học thuyết dân chủ tư sản . )

\

Một phần của tài liệu Tập vở ghi lịch sủ nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w