Viện quan bảo dân (hay còn gọi là Viện giám sát):

Một phần của tài liệu Tập vở ghi lịch sủ nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 43 - 45)

Trước sức mạnh đấu tranh của bình dân Plebs, quý tộc phải nhượng bộ và đồng ý cho bình dân cử ra Quan bảo dân để bảo vệ quyền lợi cho họ. Thành viên của Viện giám sát có từ 2 đến 7 người, do đại hội nhân dân bầu ra. Nhiệm vụ, quyền hạn: Có quyền có ý kiến về mọi chủ trương, chính sách có liên quan đến tầng lớp bình dân; Có quyền phủ quyết những quyết nghị của Viện nguyên lão; Có quyền giữ và lấy phúc cung các quan chức Nhà nước.

Tuy nhiên, Viện quan bảo dân không được quyền chỉ huy quân sự, quyền lực của quan bảo dân chỉ có hiệu lực trong phạm vi thành Rome và khi tổ quốc lâm nguy, khi

một trong hai quan chấp chính được cử làm “độc tài” thì quyền hành của Viện quan bảo dân tạm thời bị đình chỉ. Quyền lực của cơ quan này mang tính chất hình thức và hoạt động cầm chừng, không thường xuyên, không bảo vệ được quyền lợi cho tầng lớp bình dân.

*) Như vậy qua tổ chức bộ máy nhà nước, ta có thể thấy rằng nhà nước La Mã được tổ chức theo chính thể Cộng hòa, ở đó quyền lực không nằm tập trung trong tay một người mà nằm trong tay một nhóm người. Tuy rằng lúc quốc gia bị lâm nguy, một trong hai quan chấp chính được cử ra làm nhà độc tài, có quyền quyết định mọi việc, nhưng chỉ giới hạn trong thời gian 6 tháng, lúc này các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước phải phục tùng ý chí của nhà độc tài, tuy nhiên, điều này không làm thay đổi bản chất cộng hòa của nhà nước La Mã. Về cơ bản, trên thực tế, mọi quyền hành của nền cộng hòa lại nằm trong tay bộ phận quý tộc giàu có, họ giữ mọi chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, thao túng mọi hoạt động của xã hội. Đẳng cấp thứ nhất nắm giữ số phiếu nhiều nhất trong Đại hội Xenturi, do vậy, chính đẳng cấp này có quyền quyết định những công việc quan trọng trong nhà nước, đặc biệt là việc bầu ra những quan chức quan trọng trong cả nước. Viện nguyên lão, cơ quan quyền lực quan trọng nữa của nhà nước La Mã cũng nằm trong tay các quý tộc giàu sang. Giới bình dân tuy đã đấu tranh với giới quý tộc giàu sang, và đã giành được vị trí trong Đại hội nhân dân, Viện quan bảo dân, tuy nhiên, quyền lực của những cơ quan này chỉ mang tính hình thức, không có thực quyền. Do vậy, về bản chất, quyền lực nhà nước La Mã nằm trong tay một nhóm người- đó là nhóm quý tộc chủ nô, do vậy, ta có thể kết luận rằng nhà nước La Mã được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Quý tộc Chủ nô.

Câu 4) Hãy chứng minh rằng thông qua 3 cuộc cải cách của Xooloong, Clixten và Periclet, nền Cộng hòa Dân chủ Chủ nô của Atens được thiết lập và đạt tới mức độ hoàn chỉnh nhất

*) Ban đầu nhà nước Athens cũng được tổ chức theo chính thể Cộng hoà quý tộc chủ nô, quyền lực tập trung vào tay giai cấp quý tộc thị tộc (quý tộc ruộng đất). Khi kinh

tế phát triển, đặc biệt là kinh tế công thương nghiệp dần dần chiếm vai trò chủ đạo thì thế lực của quý tộc chủ nô công thương cũng dần phát triển theo. Họ liên kết với nông dân tự do đấu tranh với giai cấp quý tộc thị tộc thực hiện các cải cách xã hội từng bước thiết lập nền Cộng hoà dân chủ chủ nô. Nền dân chủ Athens phát triển chủ yếu qua các cuộc cải cách lớn sau:

Một phần của tài liệu Tập vở ghi lịch sủ nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w