NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN

Một phần của tài liệu Tập vở ghi lịch sủ nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 35 - 40)

Chuyên đề 1: Quá trình hình thành nhà nước tư bản

Nếu không có chủ nghĩa tư bản phương Tây, thì phương Đông đến ngày nay vẫn tồn tại chế độ phong kiến.

Để nhà nước tư bản ra đời:

- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (yếu tố động- ra đời và phát triển): mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Tư sản bóc lột vô sản bằng giá trị thặng dư. Khi các thành thị ở phương Tây ra đời, ban đầu thành thị còn phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến. sau đó thành thị phát triển lớn mạnh giành được quyền tự trị để phát triển mạnh mẽ. Thị dân tác động vào bộ máy nhà nước, biến nền quân chủ chuyên chế thành quân chủ đại diện đẳng cấp. Sau đó, g/c tư sản tiếp tục lớn mạnh, biến thành nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền để thống nhất thị trường. Tất cả những chuyển biến này đều nhằm phục vụ cho lợi ích của g/c tư sản. Cách mạng khoa học kỹ thuật làm năng suất

lao động tăng vượt trội.  chuyên môn hóa sản xuất, thuê gia công. Năng suất lao động tăng, sự tinh xảo trong nghề thủ công tăng Công trường thủ công phân tán. Sau đó, giàu có, mua đất đai, lập nên những công xưởng, thuê người vào đó làm. Khi kinh tế tư bản phát triển, thì quý tộc phong kiến lại muốn tham gia vào nền kinh tế sản xuất tư bản. V/d: nền sản xuất len dạ ở Anh Quốc. 

nuôi cừu, bán lông cừu cho nhà tư bản. Do vậy, tiểu, trung quý tộc phong kiến đuổi nông dân ra khỏi vùng đất của mình, để nuôi cừu. Nông dân, nông nô bị đuổi ra khỏi vùng đất đó gọi là cố nông, họ không có công ăn việc làm đi lang thang (phong trào cừu ăn thịt người ở Anh). Tư bản thuê những người lang thang vào những công trường sản xuất của mình. Phương thức bóc lột giá trị thặng dư ra đời. Thời chiếm hữu nô lệ: bóc lột toàn bộ sản phẩm, thời kì phong kiến: bóc lột bằng địa tô. Những người tham gia vào công trường sản xuất, gọi là những người vô sản. Lúc này tư sản áp bức vô sản bằng sự bóc lột giá trị thặng dư  quan hệ sản xuất tư bản ra đời. Sự ra đời tự nhiên như thế này chỉ có ở phương Tây.

- Sự kiện đánh dấu sự ra đời : có thể là 1 cuộc cách mạng tư sản (g/c tư sản lãnh đạo nhân dân lật đổ g/c phong kiến) hoặc là 1 cuộc cải cách (v/d: cải cách của vua Minh Trị biến nhà nước Nhật Bản thành nhà nước tư bản). Để cách mạng tư sản bùng nổ, cần có những điều kiện gì

Điều kiện tiến hành cách mạng tư sản

Điều kiện tiến hành cách mạng vô sản

Kinh tế G/c tư sản nắm quyền quản lý về kinh tế. Vào khoảng TK 16, TK 17 ở Tây Âu, g/c tư sản là g/c giàu có trong xã hội. Thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ, thương nghiệp: g/c tư sản nắm. Những tầng lớp quý tộc phong kiến tham gia vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: quý tộc mới.

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng. chế độ tư bản chủ nghĩa nhanh chóng sụp đổ.

(Vậy nền kinh tế TBCN đã khủng hoảng chưa?)

Nông nghiệp: g/c tư sản cũng nắm.

Đây là quá trình tích lũy tư bản. Là quá trình g/c tư sản gom tài sản, vốn vào trong tay của mình Quá trình tích lũy tư bản: từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVII

Chính trị Cơ cấu g/c: quý tộc phong kiến (quý tộc bảo hoảng, quý tộc mới), nông dân (cố nông, nông nô, nông dân tự do), tư sản (đại tư sản, trung & tiểu tư sản). Tầng lớp quý tộc bảo hoàng vẫn gắn liền quyền lợi với nhà nước phong kiến.

Tầng lớp quý tộc mới mong muốn xóa bỏ nhà nước phong kiến để cho nền kinh tế phát triển.

Tầng lớp cố nông căm thù nhà nước phong kiến.

Tầng lớp nông nô, do phải đóng nhiều khoản thuế, phạt, nên cuộc sống của họ mặc dù được cải cách hơn so với người nô lệ, nhưng vẫn còn khổ, cũng bất mãn với nhà nước phong kiến. Tầng lớp nông dân tự do cũng bị tầng lớp quý tộc phong kiến chèn ép.

G/c đại tư sản thường cấu kết với nhau để chèn ép trung & tiểu tư sản. G/c đại tư sản có quyền lợi gắn kết với nhà vua. Chính g/c này đã thâu tóm lại quyền lực của nhà vua. Họ vừa muốn lật đổ nhà vua lại vừa muốn duy trì quyền lợi của nhà vua.

G/c trung & tiểu tư sản muốn lật đổ chế độ phong kiến hoàn toàn.

Dựa trên những cuộc đấu tranh của g/c công nhân trên toàn thế giới.

Những sự đấu tranh vẫn còn có thể thỏa hiệp, thì vẫn chưa gọi là đấu tranh gay gắt, chưa phải là mâu thuẫn chín muồi về mặt giai cấp. (Mâu thuẫn đã gay gắt chưa?)

Giai đoạn đầu g/c đại tư sản và g/c trung & tiểu tư sản cùng liên kết với nhau để chống lại nhà vua, tuy nhiên, có thể vì quyền lợi của mình mà g/c đại tư sản sẽ có những thỏa hiệp với nhà vua, tùy vào kết quả của tình hình, có thể sẽ hình thành cuộc cách mạng tư sản không triệt để hoặc cách mạng tư sản triệt để. Mâu thuẫn g/c đã gay gắt, chín muồi

Tư tưởng Tư sản chuẩn bị rất kĩ về tư tưởng. Bằng 3 bước làm cho người dân hiểu rằng, nhà vua nếu không phục vụ, bảo vệ cho người dân thì người dân cũng ko có nghĩa vụ

- Phong trào Phục Hưng - Phong trào chống chuyên

chế, tách vua với chúa - Sự ra đời của học thuyết

dân chủ tư sản, nổi bật là học thuyết Phân chia quyền lực và Khế ước xã hội.

Sự thay đổi tư tưởng của nông dân, nông dân mạnh dạn đi theo tư sản

Sự chuẩn bị tốt về mặt tư tưởng

Cách mạng vô sản: mới chỉ chuẩn bị tốt được về mặt tư tưởng, còn 2 mặt kinh tế và chính trị vẫn chưa vững. Nên nhà nước XHCN được thành lập không vững chắc. Nhiều nước đã từ bỏ. (v/d: các nước Đông Âu)

Các bước phát triển tư bản chủ nghĩa

- Chủ nghĩa tư bản thời kì tự do cạnh tranh: nhà nước tư sản mới ra đời, nhà nước ko can thiệp sâu vào nền kinh tế tư bản, không dùng những công cụ về mặt tài chính, pháp luật.. để cho nhóm này đàn áp nhóm kia. Để cho các nhóm tự do cạnh tranh với nhau. Trong quá trình phát triển như vậy, những anh mạnh

dần phát triển thành những tập đoàn độc quyền.

- Chủ nghĩa tư bản thời kì độc quyền: những tập đoàn độc quyền lũng đoạn nhà nước. đàn áp nhà tư bản nhỏ và lẻ. Thời kì này còn gọi là thời kì tư bản lũng đoạn nhà nước. Chính trong thời kì này, chiến tranh thế giới bùng nổ, để giúp cho nhà tư bản độc quyền có thể chiếm lấy thị trường, thuộc địa, mở rộng nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ… Trong quá trình chiến tranh thế giới, những quốc gia bắt đầu tiến hành các cuộc cách mạng giải phóng quốc gia, giải phóng dân tộc. Những quốc gia này tìm kiếm học thuyết nhân văn hơn, dân chủ hơn so với nhà nước tư bản bấy giờ. Sự ra đời của học thuyết Mác Lê nin là động lực cho những quốc gia này đánh đuổi được tập đoàn thực dân, giải phóng quốc gia. Trước đây Hiến pháp tư bản chủ nghĩa không giành quyền dân chủ cho mọi người… Tư bản chủ nghĩa bị thua trận, nhìn lại mình, tự thay đổi, sửa đổi Hiến pháp…

- Chủ nghĩa tư bản thời kì hiện đại (Sách: Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0)

Tổ chức bộ máy và Pháp luật tư bản chủ nghĩa PHẦN I - NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI

Câu 1) Vì sao giai đoạn đầu thời kì cổ đại, các nhà nước phương Tây đều là cộng hòa quý tộc chủ nô

1) Kinh tế: nền kinh tế giai đoạn đầu : nông nghiệp là chủ đạo, chưa có công thương nghiệp. Có trị thủy nhưng trị thủy không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân nên cũng ko ảnh hưởng nhiều tới bộ máy nhà nước.--> Quyền lực không cần phải tập trung vào 1 người, mà tập trung vào 1 tầng lớp: quý tộc thị tộc.  tổ chức chính thể cộng hòa.

2) Chính trị: g/c thống trị chỉ có 1 thành phần: quý tộc thị tộc. g/c bị trị: nô lệ, nông dân, thợ thủ công, nông dân. Quý tộc thị tộc nắm trọn quyền lực,

3) Tư tưởng: tư tưởng thần quyền. (Thần thoại Hy Lạp, thần thoại La Mã. Thần quyền của phương Tây khác thần quyền ở phương Đông. Cõi thần trong

phương Tây: không có 1 vị thần tối cao như Ngọc Hoàng thượng đế ở phương Đông. Đời sống về kinh tế, chính trị làm ảnh hưởng đến tư tưởng). Thần quyền phương Tây không đề cao vai trò của 1 cá nhân. Ở phương Tây, không có 1 cá nhân nào tự nhận mình là con trời…  yếu tố thần linh không tác động vào nhà nước, pháp luật ở phương Tây.

Câu 2) Hãy chứng minh nhà nước Sparta là nhà nước Cộng hòa Quý tộc Chủ nô

*) Nhà nước Sparta là nhà nước Cộng hòa Quý tộc Chủ nô, được thể hiện rõ nét qua Tổ chức bộ máy của nhà nước Sparta. Tổ chức bộ máy gồm có các cơ quan nhà nước sau:

- Hai Vua:

Là người đứng đầu bộ máy Nhà nước đồng thời là thành viên của Hội đồng trưởng lão. Quyền lực của 2 vua là ngang nhau.

Chức vụ này theo chế độ thế tập, được tôn kính hết mực.

Tuy nhiên, quyền lực của nhà Vua bị hạn chế nhiều. Thời bình, vua chỉ lo việc tế lễ và xét xử; thời chiến thì thống lĩnh quân đội.

Một phần của tài liệu Tập vở ghi lịch sủ nhà nước và pháp luật thế giới (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w